Thí sinh Lê Hồ Thị Mỹ Thanh Nga, Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh - MS 91

13/11/2012 14:55
Ban Biên Tập
(GDVN) - Ảnh dự thi của thí sinh Lê Hồ Thị Mỹ Thanh Nga, Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh với món "Canh cá ngót".
"Một buổi trưa cuối hè, đứa con gái ngồi trong nhà nghe loáng thoáng đôi vợ chồng già nói chuyện mà chợt ứa nước mắt khi nghe câu nói “Tự nhiên tui thèm tô canh cá ngót mẹ nấu quá”. Tôi được sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn nhưng một góc trong tim mình tôi dành trọn cho dải đất miền Trung xinh đẹp. Nơi mà tuổi thơ tôi mỗi dịp hè lại được rong chơi trên khắp nẻo đường làng, thả mình bồng bềnh trên dòng sông sau nhà và uống ngụm nước dừa ngọt lịm trong vườn… Nỗi nhớ nội, nhớ quê nhà của ba tôi ẩn nấp sau nỗi nhớ món canh mang đậm hương vị miền Trung như chạm đến mọi ngóc ngách ký ức trái tim mình làm mắt tôi rơm rớm. Thỉnh thoảng má vẫn nấu cho cả nhà ăn món canh cá ngót quen thuộc khi đi chợ mua được vài con cá tươi ngon. Cá nấu ngót thường là cá thu, cá đổng, cá ngân, cá bè, cá hồng, cá ngát, cá liệt… Món này đơn giản chỉ có cá với thơm (dứa) hoặc cà chua hoặc cả hai. Tác dụng của thơm làm cho món canh có vị ngon ngọt rất riêng đồng thời khử mùi tanh của cá. Trước đây má tôi chỉ nấu cá với thơm, nhưng dạo gần đây, nghe các bà nội trợ truyền tai nhau trong quả cà chua có vị Umami, một trong 5 vị cơ bản thì má tôi bắt đầu kết hợp để nấu ăn cho cả nhà. Món canh này phải ăn nóng và kèm với rau sống, giá; thêm một đặc trưng nữa của món canh cá ngót là có thể ăn với cơm nóng hoặc bún. Món cá nấu ngót không chỉ góp vào danh sách những món ăn hồn Việt thêm phong phú mà còn chứa đựng cả hồn quê hương yêu dấu. Nỗi nhớ quê hương luôn ngự trị trong trái tim của ba má và chú bác tôi, những người con phải lưu lạc khỏi quê hương vì cuộc sống. Rồi tình quê đó được truyền đến trái tim tôi thật trọn vẹn bởi câu nói trong buổi trưa oi ả mà ba tôi vừa thốt lên: “Giỗ bà nội năm nay ba sẽ nấu canh cá ngót cho bà!”
"Một buổi trưa cuối hè, đứa con gái ngồi trong nhà nghe loáng thoáng đôi vợ chồng già nói chuyện mà chợt ứa nước mắt khi nghe câu nói “Tự nhiên tui thèm tô canh cá ngót mẹ nấu quá”. Tôi được sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn nhưng một góc trong tim mình tôi dành trọn cho dải đất miền Trung xinh đẹp. Nơi mà tuổi thơ tôi mỗi dịp hè lại được rong chơi trên khắp nẻo đường làng, thả mình bồng bềnh trên dòng sông sau nhà và uống ngụm nước dừa ngọt lịm trong vườn… Nỗi nhớ nội, nhớ quê nhà của ba tôi ẩn nấp sau nỗi nhớ món canh mang đậm hương vị miền Trung như chạm đến mọi ngóc ngách ký ức trái tim mình làm mắt tôi rơm rớm. Thỉnh thoảng má vẫn nấu cho cả nhà ăn món canh cá ngót quen thuộc khi đi chợ mua được vài con cá tươi ngon. Cá nấu ngót thường là cá thu, cá đổng, cá ngân, cá bè, cá hồng, cá ngát, cá liệt… Món này đơn giản chỉ có cá với thơm (dứa) hoặc cà chua hoặc cả hai. Tác dụng của thơm làm cho món canh có vị ngon ngọt rất riêng đồng thời khử mùi tanh của cá. Trước đây má tôi chỉ nấu cá với thơm, nhưng dạo gần đây, nghe các bà nội trợ truyền tai nhau trong quả cà chua có vị Umami, một trong 5 vị cơ bản thì má tôi bắt đầu kết hợp để nấu ăn cho cả nhà. Món canh này phải ăn nóng và kèm với rau sống, giá; thêm một đặc trưng nữa của món canh cá ngót là có thể ăn với cơm nóng hoặc bún. Món cá nấu ngót không chỉ góp vào danh sách những món ăn hồn Việt thêm phong phú mà còn chứa đựng cả hồn quê hương yêu dấu. Nỗi nhớ quê hương luôn ngự trị trong trái tim của ba má và chú bác tôi, những người con phải lưu lạc khỏi quê hương vì cuộc sống. Rồi tình quê đó được truyền đến trái tim tôi thật trọn vẹn bởi câu nói trong buổi trưa oi ả mà ba tôi vừa thốt lên: “Giỗ bà nội năm nay ba sẽ nấu canh cá ngót cho bà!”
Ban Biên Tập