Thí sinh Nguyễn Hoàng Oanh, Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh - MS 35

15/12/2012 09:33
Ban Biên Tập
(GDVN) - Ảnh dự thi của thí sinh Nguyễn Hoàng Oanh, Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh với món "Tokbokki".
"Năm tôi 8 tuổi ba được cơ quan cử đi học tại Hàn Quốc, đây là niềm vui lớn nhưng cũng bắt đầu cho 7 năm trời gia đình tôi ngập trong nỗi mong ngóng nhớ thương. Khi mới sang còn lạ người, lạ tiếng, thức ăn Hàn Quốc lại lạ miệng, ba nhớ da diết từng chén canh, từng khứa cá của quê nhà và nhớ hai má con khôn nguôi. May mắn thay, sang đến năm thứ hai, ba đã quen nhiều với Hàn Quốc nên món ăn không “làm khó” được ba nữa. Đặc biệt ba hay nhắc đến một món ăn bình dân có tên là tokbokki. Tuy trước đây chưa từng được nếm nhưng không hiểu sao ba càng ăn càng thấy nó ngọt ngào đến lạ kỳ, như đã quen thuộc từ lâu. Rồi ba phát hiện ra vị ngọt ấy được gọi là vị Umami, rằng dù cách chế biến và thực phẩm có khác nhau nhưng vị ngọt Umami luôn được nâng niu và bảo tồn trong mỗi món ăn của ẩm thực tất cả các quốc gia trên thế giới này. Giờ tôi đã lớn, có thể nấu tokbokki cho ba. Tôi nấu nước dùng gà thật ngọt rồi thêm ớt bột, bánh gạo, chả cá, cải bắp, cà rốt cùng gia vị, đặc biệt phải có bột ngọt Ajinomoto. Tôi đảo đều tay để vị Umami trong nước dùng hòa quyện với vị Umami trong chả cá, trong rau củ và trong bột ngọt Ajinomoto tạo thành món ăn cay nồng mà vẫn vô cùng đậm đà gần gũi. Ba dạy: “Con gái à, hãy mạnh mẽ bước chân ra để học tập và nhìn ngắm thế giới này, bởi con không đơn độc, dù ở đâu con cũng sẽ được chào đón, được yêu thương và trở nên gắn bó”. Tôi nhận ra Umami không chỉ là vị ngọt của món ăn nơi đầu lưỡi, đó còn là vị ngọt của gia đình, của quê hương, của tấm lòng rộng lớn và tình người cao cả. Cám ơn lời dạy của ba, cám ơn vị Umami đã nối liền khoảng cách tưởng như dài bất tận, nâng niu yêu thương xa nghìn trùng và giúp những trái tim trên khắp địa cầu này hòa làm một, không phân biệt màu da, tuổi tác, văn hóa và thời đại"
"Năm tôi 8 tuổi ba được cơ quan cử đi học tại Hàn Quốc, đây là niềm vui lớn nhưng cũng bắt đầu cho 7 năm trời gia đình tôi ngập trong nỗi mong ngóng nhớ thương. Khi mới sang còn lạ người, lạ tiếng, thức ăn Hàn Quốc lại lạ miệng, ba nhớ da diết từng chén canh, từng khứa cá của quê nhà và nhớ hai má con khôn nguôi. May mắn thay, sang đến năm thứ hai, ba đã quen nhiều với Hàn Quốc nên món ăn không “làm khó” được ba nữa. Đặc biệt ba hay nhắc đến một món ăn bình dân có tên là tokbokki. Tuy trước đây chưa từng được nếm nhưng không hiểu sao ba càng ăn càng thấy nó ngọt ngào đến lạ kỳ, như đã quen thuộc từ lâu. Rồi ba phát hiện ra vị ngọt ấy được gọi là vị Umami, rằng dù cách chế biến và thực phẩm có khác nhau nhưng vị ngọt Umami luôn được nâng niu và bảo tồn trong mỗi món ăn của ẩm thực tất cả các quốc gia trên thế giới này. Giờ tôi đã lớn, có thể nấu tokbokki cho ba. Tôi nấu nước dùng gà thật ngọt rồi thêm ớt bột, bánh gạo, chả cá, cải bắp, cà rốt cùng gia vị, đặc biệt phải có bột ngọt Ajinomoto. Tôi đảo đều tay để vị Umami trong nước dùng hòa quyện với vị Umami trong chả cá, trong rau củ và trong bột ngọt Ajinomoto tạo thành món ăn cay nồng mà vẫn vô cùng đậm đà gần gũi. Ba dạy: “Con gái à, hãy mạnh mẽ bước chân ra để học tập và nhìn ngắm thế giới này, bởi con không đơn độc, dù ở đâu con cũng sẽ được chào đón, được yêu thương và trở nên gắn bó”. Tôi nhận ra Umami không chỉ là vị ngọt của món ăn nơi đầu lưỡi, đó còn là vị ngọt của gia đình, của quê hương, của tấm lòng rộng lớn và tình người cao cả. Cám ơn lời dạy của ba, cám ơn vị Umami đã nối liền khoảng cách tưởng như dài bất tận, nâng niu yêu thương xa nghìn trùng và giúp những trái tim trên khắp địa cầu này hòa làm một, không phân biệt màu da, tuổi tác, văn hóa và thời đại"
Ban Biên Tập