Thí sinh Nguyễn Quỳnh Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội - MS 10

15/12/2012 03:40
Ban Biên Tập
(GDVN) - Ảnh dự thi của thí sinh Nguyễn Quỳnh Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội với món "Sườn xào chua ngọt".
"Ẩm thực miền Bắc Việt Nam là cả một mê cung của hương vị, màu sắc, và chất liệu. Người miền Bắc thích cái vị đậm đà, thích cái màu sắc ấm áp và cảm giác của vòm miệng phải quyện với nhau thật là tinh tế, khéo léo. Chính vì cái lẽ đấy mà người miền Bắc được phong cho cái tiếng là sành ăn. Mà quả thực điều đó không hề sai. Tôi vẫn nhớ khi xưa bà thường hay làm món sườn xào chua ngọt cho tôi, bà thường nói: “Sườn phải mềm, róc xương nhưng vẫn còn cảm thấy vị ngọt của thớ thịt chứ không bị bã hay bở, dậy mùi thơm của hành tỏi, chua nhẹ của dấm, cay cay của ớt. Nước sốt bóng đẹp bao ngoài miếng sườn, đủ vị chua, cay, mặn, ngọt vừa ăn, cắn miếng thịt thấy đậm đà từ tận bên trong”, cái vị đầm, đậm, ngon, ngọt thật ma mị khi cảm nhận sâu trong thớ thịt, mà đến bây giờ tôi mới biết nó được gọi với một cái tên thật là hay “Umami” (Giáo sư Kikunae Ikeda – 1908) Món sườn xào chua ngọt tôi làm ngày hôm nay có không thể được như ngoại tôi khi xưa, nhưng nó là một cái gì đó thật sự ý nghĩa tôi xin gửi tới các bạn. Gửi kèm là màu sườn rán chín tới, cháy nhẹ các cạnh, róc xương mà lại vẫn giữ được phần nào cái dai, ngọt của thịt. Gửi kèm là cái hương vị thơm nhẹ mát mà thấm đượm của dấm với một chút rượu trắng. Gửi kèm là cái chua sâu, ngọt, đậm, cay nhẹ của tỏi, ớt cho ngày đầu đông se lạnh…"
"Ẩm thực miền Bắc Việt Nam là cả một mê cung của hương vị, màu sắc, và chất liệu. Người miền Bắc thích cái vị đậm đà, thích cái màu sắc ấm áp và cảm giác của vòm miệng phải quyện với nhau thật là tinh tế, khéo léo. Chính vì cái lẽ đấy mà người miền Bắc được phong cho cái tiếng là sành ăn. Mà quả thực điều đó không hề sai. Tôi vẫn nhớ khi xưa bà thường hay làm món sườn xào chua ngọt cho tôi, bà thường nói: “Sườn phải mềm, róc xương nhưng vẫn còn cảm thấy vị ngọt của thớ thịt chứ không bị bã hay bở, dậy mùi thơm của hành tỏi, chua nhẹ của dấm, cay cay của ớt. Nước sốt bóng đẹp bao ngoài miếng sườn, đủ vị chua, cay, mặn, ngọt vừa ăn, cắn miếng thịt thấy đậm đà từ tận bên trong”, cái vị đầm, đậm, ngon, ngọt thật ma mị khi cảm nhận sâu trong thớ thịt, mà đến bây giờ tôi mới biết nó được gọi với một cái tên thật là hay “Umami” (Giáo sư Kikunae Ikeda – 1908) Món sườn xào chua ngọt tôi làm ngày hôm nay có không thể được như ngoại tôi khi xưa, nhưng nó là một cái gì đó thật sự ý nghĩa tôi xin gửi tới các bạn. Gửi kèm là màu sườn rán chín tới, cháy nhẹ các cạnh, róc xương mà lại vẫn giữ được phần nào cái dai, ngọt của thịt. Gửi kèm là cái hương vị thơm nhẹ mát mà thấm đượm của dấm với một chút rượu trắng. Gửi kèm là cái chua sâu, ngọt, đậm, cay nhẹ của tỏi, ớt cho ngày đầu đông se lạnh…"
Ban Biên Tập