Chuyện đỗ Đại học của 7 đứa trẻ mồ côi

10/08/2011 08:42
(GDVN) - Trong ngôi nhà chung của những mảnh đời bất hạnh, thiệt thòi, TT bảo trợ trẻ em Thủy Xuân lại gặt hái một mùa đại học thành công.

(GDVN) - Trong ngôi nhà chung của những mảnh đời bất hạnh, thiệt thòi, Trung tâm bảo trợ trẻ em Thủy Xuân (TP Huế) lại gặt hái một mùa đại học thành công khi 7 em tự tin bước vào giảng đường với những ước mơ cháy bỏng.

“Ngôi nhà chung” của trẻ em bất hạnh

Gặp mặt những học sinh vừa chính thức đỗ ĐH tại Trung tâm bảo trợ trẻ em Thủy Xuân, chúng tôi nhận thấy được những niềm vui tràn trề trên khuôn mặt của những mảnh đời bất hạnh.

Em Trần Thị Ngọc Yến (quê ở Thủy Lương, Hương Thủy) là á khoa Trường đại học Sư phạm khoa Anh với 24 điểm.

Yến chia sẻ, bản thân rất yêu thích giảng dạy nên chọn ngành sư phạm. Chúng tôi còn được biết, Yến là một trong những thí sinh sáng giá của lớp chuyên văn Trường THPT chuyên Quốc Học Huế.

Cứ anh chị đi trước, giảng lại bài cho các em theo sau
 Cứ anh chị đi trước, giảng lại bài cho các em theo sau

Em Nguyễn Thị Thúy, vừa chính thức trở thành tân sinh viên Khoa Luật – Đại học Huế với 19,5 điểm. Thúy cho biết, bản thân rất vui vì đã vượt qua được ngưỡng đầu của cuộc đời.

Không những thế, gia đình Thúy còn là một tấm gương học tập xuất sắc khi mấy anh em đều đỗ đại học, đạt danh hiệu ở giải thi của thành phố. Trải lòng cùng niềm vui, Thúy cho biết, cách đây hai năm anh trai Thúy là Nguyễn Văn Rôn cũng đã đậu vào Trường đại học Kinh tế Huế. Em út là Nguyễn Văn Bảo, đang học lớp 11 nhưng cũng từng đạt giải Nhì môn Sinh TP năm lớp 9.

Mấy ai hiểu rằng, để có được những “hạt thơm” như hôm nay, những mảnh đời bất hạnh ở Trung tâm bảo trợ trẻ em Thủy Xuân phải trải qua những nỗi đau và nghèo khó. Có những lúc tưởng chừng như con đường học tập của Thúy dừng lại, đứt đoạn vì cơm, áo, gạo, tiền.

Chia sẻ niềm vui với công đồng, xã hội
 Chia sẻ niềm vui với công đồng, xã hội
Sinh ra tại làng biển Thuận An, Thúy sớm nhận hung tin ba mất vì ung thư. Khi nỗi đau mất người thân, mấy mẹ con Thúy chới với vì cánh tay của gia đình, niềm vui của mấy mẹ con Thúy đã từ biệt cõi đời.
 
Còn Nguyễn Thị Ngọc Ly (quê ở xã Phong Bình, huyện Phong Điền) cũng không giấu được xúc cảm khi nhận tin báo đỗ đại học Sư phạm khoa Mầm Non. Bày tỏ cảm xúc, Ly cho biết, bản thân rất vui với những gì mình đạt. Một niềm vui xua tan đi những nỗi đau mà Ly phải trải qua.

Cũng vì hoàn cảnh đẩy đưa, mấy anh em Ly (mẹ mất khi Ly mới lớp 1) phải cầu cứu đến sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm ở Trung tâm bảo trợ trẻ em Thủy Xuân. Không phụ lòng của các mẹ, các chị, mấy chị em Thúy đều thành đạt trên con đường học tập. Chị gái của Ly là Nguyễn Thị Diệu đang là sinh viên Trường đại học Sư phạm, Nguyễn Ngọc Phê tiếp tục lên lớp 8.

Em Hồ Xuân Tam (ba mất lúc 3 tuổi) đỗ Đại Học Nông lâm Huế ngành Nuôi trồng thủy sản, Nguyễn Thị Ngọc Yến đỗ trường Đại học Ngoai ngữ Huế ngành sư phạm tiếng Anh, Nguyễn Đình Văn đỗ đại học Bách khoa Đà Nẵng ngành Điện ký thuật với 19,5 điểm… cũng là những niềm vui của các mẹ tại TT nơi đây.

Đặc biết, nhất là trường hợp của Trần Đại Duy. Nhắc đến Duy, các mẹ trong trung tâm đều bày tỏ thương cảm. Có lẽ, vì những tâm tư, những nỗi đau quá lớn mà Duy nhận được sự động viên, chăm sóc không chỉ của cán bộ trung tâm, mà thành viên trong ngôi nhà chung.

Ứa dòng nước mắt, Duy cho biết, ba mất, nhà đông con nên cả 4 anh em Duy đều được đưa vào trung tâm.

Kỳ tích của 7 học sinh bất hạnh đỗ đại học

Khi cơn lốc ôn luyện ở Trung tâm lên ngôi, hàng trăm, hàng ngàn học sinh khổ ải với khoản tiền không hề khiêm tốn thì những tân sinh viên ở “ngôi nhà chung” Thủy Xuân ít biết đến học thêm, luyện thêm… mất phí. Ai cũng hiểu rằng, với điều kiện của các em thì rất khó cho việc phụ đạo, việc học của các em ở Trung tâm bảo trợ trẻ em Thủy Xuân tự học là chính.

“Chúng em phô tô sách của bạn về nhà dựa vào đó mà học. Nếu những phần không hiểu thì hỏi những anh chị lớn hơn. Còn thắc mắc, khó khăn môn nào bọn em học nhóm tại nhà chung. Lên lớp cũng được thầy cô quan tâm động viên nên chúng em rất tự tin trong học hành”, một tân sinh viên chia sẻ.
Chăm chỉ, tự mình mày mò học tập
 Chăm chỉ, tự mình mày mò học tập
Để tạo mọi điều kiện cho học sinh ôn luyện, Trung tâm bảo trợ trẻ em Thủy Xuân đã trang bị, đầu tư máy tính, đổi mới phòng học, tư liệu, sách vở để nâng cao tinh thần tự học của những mảnh đời bất hạnh nhưng hiếu học. Dường như các em không còn mặc cảm với hoàn cảnh của mình, đến với Trung tâm các em được tiếp thêm nhiệt huyết, lòng say mê để rồi mua thi đại học kết thúc mang đến những niềm vui không chỉ cho bản thân, Trung tâm mà tất cả những tấm lòng vàng đã tiếp bước cho các em được đến trường.

Ngoài những giờ học căng thẳng, những học sinh tại Trung tâm được tạo điều kiện vui chơi, lao động. Vì thế, khi bước vào ngôi nhà chung, chúng tôi ngỡ ngàng trước khuôn viên sạch sẽ, cây cối tốt tươi. Đó là những phút “giải lao’ của hàng trăm học sinh – những mảnh đời bất hạnh đang sống tại Trung tâm bảo trợ trẻ em Thủy Xuân.

Chăm chú nhìn vào luống ra xanh tốt, Duy cho biết, sau những ngày học căng thẳng các em phụ giúp tưới rau, nhổ cỏ cho các mẹ. Đó như là một cách thư giản hữu ích mà của mấy anh chị em, Duy tâm sự.

Ở trung tâm, thế hệ nối tiếp thế hệ, những anh chị sinh viên đỗ đạt dìu các em trên con đường học tập. Để tạo điều kiện cho các em, khi lên lớp 12 thì mọi việc nhà ở trung tâm đều được miễn, được ưu tiên bố trí phòng học riêng... Thời điểm này, các em chỉ có nhiệm vụ học tập.
 
Tâm sự về bí kíp học tập, Phan Đình Văn – bông hoa của Trung tâm khi đỗ 2 trường đại học Bách khoa Đà Nẵng và Đại học Y dược Huế tâm sự: “Hầu hết các học sinh ở Trung tâm rất thương yêu, bảo ban nhau. Chúng em luôn động viên, hỗ trợ nhau học tập. Những người nào thắc mắc cài gì nếu ai biết sẽ đứng ra giải bày, nếu cần sẽ nhờ thầy cô hỗ trợ thêm...”.

Tiếp xúc với Hoàng Lan Anh, tân sinh viên Trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Lan Anh cho biết, bản thân rất muốn theo đổi nghiệp kinh doanh nên quyết theo học trường kinh tế. Bảy tỏ mong muốn cảm ơn những tấm lòng vàng mà Trung tâm dành cho mình và các bạn, Lan Anh cho biết, sau này có điều kiện em sẽ trở lại giúp đỡ, biết ơn các mẹ ở ngôi nhà chung.
 
Cô Nguyễn Thị Thu Hồng, Giám đốc Trung tâm bảo trợ trẻ em Thủy Xuân cho biết: “Đến nay, Trung tâm đã có 25 em thi đỗ đại học, 2 em đi du học Pháp và Nhật. Các em đỗ đại học tôi rất vui mừng. Tuy nhiên, đằng sau đó là nỗi lo đáu đáu vì trung tâm vẫn tiếp tục lo kinh phí cho các em học tập”.

Hải Quang