Báo quốc phòng Nga: Tàu sân bay Trung Quốc chưa có khả năng chiến đấu

10/08/2011 02:20
(GDVN) – Trung Quốc chưa sản xuất hàng loạt máy bay J-15, chưa có máy bay tiếp dầu, máy bay cảnh báo sớm và máy bay chống tàu ngầm. Vì vậy tàu sân bay Thi Lang chưa có đủ khả năng chiến đấu.

(GDVN) – Trung Quốc chưa sản xuất hàng loạt máy bay J-15, chưa có máy bay tiếp dầu, máy bay cảnh báo sớm và máy bay chống tàu ngầm. Vì vậy tàu sân bay Thi Lang chưa có đủ khả năng chiến đấu.

Theo mạng tin tức công nghiệp quốc phòng Nga, Trung Quốc đã ra sức phê phán “Sách trắng Quốc phòng” năm 2011 của Nhật Bản đã tuyên truyền “Thuyết về mối đe dọa từ Trung Quốc”, nhắc nhở Nhật Bản không nên quên lịch sử xâm lược nước khác.

Mặc dù Trung Quốc tăng trưởng liên tục về sức mạnh quân sự trong những năm qua, nhưng tàu sân bay đầu tiên của họ chuẩn bị chạy thử vẫn chưa đủ khả năng chiến đấu.

Tàu sân bay Trung Quốc đã tái chế và đang thử nghiệm
Tàu sân bay Trung Quốc đã tái chế và đang thử nghiệm

Báo Nga cho biết, trong “Sách trắng Quốc phòng” năm nay, Nhật Bản đã liệt kê ra các mối đe dọa an ninh của họ, ngoài tấn công mạng và chương trình hạt nhân Triều Tiên, Nhật Bản đã bất ngờ đưa vào danh sách đó: sự tăng trưởng sức mạnh quân sự của Trung Quốc.

Nhật tuyên bố, trong những năm qua, Trung Quốc rõ ràng đã đẩy nhanh các bước xây dựng hiện đại hóa hải quân và không quân, trong tương lai phạm vi ảnh hưởng sẽ mở rộng ra các khu vực ngoài duyên hải, Trung Quốc đã có kế hoạch bắt đầu tiến hành tuần tra hàng ngày và tập trận trên biển thường xuyên ở vùng biển sát với Nhật Bản.

Hơn nữa, Trung Quốc và một số nước láng giềng còn tồn tại vấn đề lãnh thổ chưa được giải quyết. Xét thấy khu vực tranh chấp có trữ lượng tài nguyên khoáng sản phong phú, nên tình hình căng thẳng khu vực sẽ thêm trầm trọng, không hề thuyên giảm.

Chuyên gia Nhật Bản không loại trừ khả năng Trung Quốc sử dụng vũ lực thu hồi Đài Loan, tuyên bố Trung Quốc có thể sẽ cuốn vào cuộc xung đột quân sự ở biển Hoa Đông, Biển Đông và Thái Bình Dương. Vì vậy, Nhật Bản cần phải tăng cường xây dựng lực lượng tàu ngầm, cải tiến hệ thống cảnh báo sớm radar.

Báo Nga cho biết, Trung Quốc đã thể hiện thái độ rất không hài lòng với Sách trắng Quốc phòng của Nhật Bản, chỉ trích Nhật Bản có những bình luận thiếu trách nhiệm đối với việc xây dựng quốc phòng của Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc cho rằng, để bảo vệ chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, Trung Quốc cần phải tiến hành xây dựng hiện đại hóa quân đội, nhưng điều này không nhằm vào bất cứ quốc gia nào. Trung Quốc chuẩn bị thông qua đàm phán giải quyết tất cả các vấn đề tranh chấp.
 

 

Mã Triều Húc còn phản pháo, cảnh cáo Nhật không nên quên lịch sử xâm lược Trung Quốc trong thế kỷ 20, và hy vọng Nhật rút ra được “bài học” từ quá khứ, xem lại chính sách của họ, thúc đẩy lòng tin giữa các nước láng giềng, bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực.

Còn người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh nhấn mạnh, Nhật rắp tâm tuyên truyền “Thuyết về mối đe dọa từ Trung Quốc” rõ ràng có dụng ý khác.
Báo Nga cho biết, dù thế nào thì sự lo ngại của Nhật Bản ít nhiều có lý lẽ.

5 năm gần đây, ngân sách quân sự của Trung Quốc đã tăng 70%, trở thành cường quốc có chi phí quân sự lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ, trong đó một bộ phận kinh phí được dùng cho chế tạo tàu sân bay đầu tiên Thi Lang.

Dự kiến tàu sân bay này sẽ mang theo 50 máy bay nội địa J-15 (con số này có vẻ phóng đại) - loại máy bay được phát triển trên cơ sở Su-33 của Nga, và một số máy bay trực thăng. Có tin cho biết, nhà máy đóng tàu Thượng Hải đang chế tạo 2 tàu sân bay nội địa của Trung Quốc.

Các chuyên gia Nga cho rằng, chủ đề về thực lực quân sự của Trung Quốc đã bị thổi phồng ở mức độ rất lớn. Chuyên gia Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga, Makiyenko cho rằng, tàu sân bay Thi Lang (Kuznetsov) trên thực tế là tàu sân bay chưa làm tốt công tác chuẩn bị chiến đấu.

Tên lửa Đông Phong cũng chỉ để khoe mẽ
 

 

Trước hết, Trung Quốc còn chưa sản xuất lô máy bay J-15, hơn nữa cũng chưa có máy bay tiếp hoạt động trên tàu sân bay, máy bay cảnh báo sớm và máy bay chống tàu ngầm. Chưa có những máy bay này thì không thể nói đến hệ thống tác chiến đạt yêu cầu. Vì vậy, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ được dùng để huấn luyện.

Còn tên lửa đạn đạo Đông Phong-21D cũng tương tự như vậy. Tuy nó được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”, nghe nói còn mang theo đầu đạn có tính cơ động rất mạnh, có thể tiêu diệt mục tiêu tới 1.500 km.
Nhưng loại vũ khí này rất phức tạp, ngay cả thời kỳ Liên Xô cũng chưa từng sở hữu nó, huống hồ trên thực tế còn chưa có bất cứ ai nhìn thấy loại tên lửa này của Trung Quốc.

Có lẽ tất cả những điều này chỉ là “phô trương thanh thế”.

Chuyên gia vấn đề Trung Quốc thuộc Học viện Hải quân Mỹ, Erickson cho rằng, Trung Quốc dường như tạm thời chưa trực tiếp sử dụng vũ khí, họ không muốn phát động chiến tranh.

Trung Quốc có thể sẽ sử dụng thực lực liên tục tăng trưởng để đạt mục đích “không đánh mà thắng”, hóa giải mọi hành động có thể đe dọa đến lợi ích quốc gia của họ.

{iarelatednews articleid='10169,10085,10016,9900,9788,9603,9755,9732,8921,8695,2111,6704,308,3770,4513,5361,1027'}

Đông Bình (theo Mil)