Báo Mỹ: "Trung Quốc là nơi khó hoạt động gián điệp nhưng vẫn có kẽ hở"

12/12/2012 06:30
Đông Bình
(GDVN) - Bài viết cho thấy, tuyển điệp viên Trung Quốc không hề dễ dàng, nhưng có thể thu tin tức tình báo từ kênh công khai, nhưng phải tránh "phản gián".
Trung Quốc vừa chào báo máy bay chiến đấu J-10 tại Triển lãm hàng không Chu Hải năm 2012
Trung Quốc vừa chào báo máy bay chiến đấu J-10 tại Triển lãm hàng không Chu Hải năm 2012

Trang mạng “Tuần san công nghệ hàng không và không gian” Mỹ vừa đăng  bài viết nhan đề “Hệ thống bảo mật quốc phòng Trung Quốc được bảo quản khá kỹ” của tác giả Richard Fischer.

Theo bài viết, Trung Quốc là mục tiêu hoạt động gián điệp khó công phá nhất, nhưng văn hóa giữ bí mật lâu dài của họ không có nghĩa là tất cả mọi bí mật dưới sự bảo vệ của Luật an ninh quốc gia Trung Quốc sẽ không thể lấy được.

Chỉ cần thận trọng làm việc, có thể thu được những thông tin tình báo tương đối có ích từ rất nhiều kênh công khai.

Ngôn ngữ đơn thuần và văn hóa chiến lược đã dựng lên bức tường rất cao bảo vệ bí mật của Trung Quốc. Các nhân viên quân đội Mỹ được cử đến Trung Quốc được dạy: “tuyến phòng ngự chiến lược thứ nhất của Trung Quốc là tiếng Trung”.

Thông thạo tiếng Trung cần thời gian khoảng 10 năm, hơn nữa về cơ bản là không cố gắng, điều quan trọng nhất là, rất nhiều người Trung Quốc thừa nhận, một số thứ sử dụng trong lĩnh vực quân sự và khoa học là những từ ngữ độc đáo mà người nước ngoài không biết được.

Trung Quốc chưa công khai số liệu về tên lửa chống vệ tinh
Trung Quốc chưa công khai số liệu về tên lửa chống vệ tinh

Các cơ quan tình báo Anh và Mỹ từng sử dụng “sơ hở” tại Đài Loan và Hồng Kông (trước đây do Anh kiểm soát) để giành được thắng lợi. Trong một thời gian, giữa chính quyền Mao Trạch Đông và chính quyền Quốc Dân đảng Đài Loan đã xảy ra một cuộc chiến đấu rất quyết liệt, trong đó có ra sức tiến hành hoạt động gián điệp.

Đài Loan đã tận dụng rất nhiều khó khăn của người Trung Quốc và thu được một số tin tức tình báo thành công.

Tuy nhiên, hiện nay “chiêu” này đã không còn hiệu nghiệm nhiều. Một nhà quân sự Mỹ về cuộc chiến tình báo giữa Mỹ-Trung cho rằng, Trung Quốc chuyển đổi trở thành một cường quốc kinh tế, làm cho thành quả thu được từ những thủ đoạn rất có sức cám dỗ một thời bị giảm xuống.

Chính phủ Trung Quốc đã đem lại những khích lệ vật chất không thể từ chối đối với người Trung Quốc ở trong và ngoài nước, để họ tập trung vào thỏa mãn các mong muốn của chính phủ, chứ không phải các cường quốc nước ngoài.

Còn Đài Loan, những nỗ lực tranh giành sự trung thành của người Hoa ở nước ngoài với Trung Quốc của họ đã kết thúc vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước. Bởi vì, giới tinh hoa kinh tế Đài Loan đã rõ ràng “thế chấp” tương lai của họ vào hoạt động làm ăn buôn bán với Trung Quốc.

Thiếu tướng Lo Hsieh che, cựu trưởng Phòng Thông tin điện tử và Viễn thông của Cơ quan Quốc phòng Đài Loan, đã bị kết án tù chung thân ngày 25/7/2011 vì tội làm gián điệp và nhận hối lộ của Trung Quốc.
Thiếu tướng Lo Hsieh che, cựu trưởng Phòng Thông tin điện tử và Viễn thông của Cơ quan Quốc phòng Đài Loan, đã bị kết án tù chung thân ngày 25/7/2011 vì tội làm gián điệp và nhận hối lộ của Trung Quốc.

Một số nguồn tin cho biết, tỷ lệ thành công của gián điệp Đài Loan đã giảm. Trong khi đó, một số tít trên báo chí thường thấy là, một vị tướng cấp cao của Quân đội Đài Loan tiến hành hoạt động gián điệp cho Trung Quốc.

Của cải giúp cho Trung Quốc có thể theo kịp yêu cầu bảo mật trong thời đại thông tin. Ngoài việc tấn công rất nhiều hacker (tin tặc) của các mạng lưới tình báo nước ngoài, Trung Quốc còn có một đạo quân internet.

Cuối năm 2010, những nhân viên này đã hỗ trợ tăng cường vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc, trước thềm chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, họ cho phép những hình ảnh mơ hồ về máy bay chiến đấu tàng hình J-20 xuất hiện trên các trang mạng quân sự, đã báo hiệu máy bay này đã “chính thức” bay lần đầu tiên.

Nhưng, động thái này đã cho thấy Trung Quốc tự tin về sự tăng trưởng sức mạnh liên tục của họ trong tương lai, từ đó làm cho các nỗ lực thông qua các kênh công khai để thu thập về khả năng chiến đấu hiện tại và tương lai của nước này trở nên dễ dàng hơn và đạt được nhiều kết quả hơn. Chẳng hạn, việc mở rộng chương trình quân sự có nghĩa là họ phải cung cấp nhiều thông tin hơn để tiến hành tiêu thụ vũ khí.

Trung Quốc trưng bày mô hình máy bay chiến đấu tàng hình J-31 tại triển lãm hàng không 2012
Trung Quốc trưng bày mô hình máy bay chiến đấu tàng hình J-31 tại triển lãm hàng không 2012

Những dữ liệu/số liệu cơ bản về máy bay chiến đấu J-10 bay thử lần đầu tiên phải sau 14 năm mới được tiết lộ tại Triển lãm hàng không Chu Hải năm 2012, nhưng dữ liệu tương tự về máy bay chiến đấu hiện đại hơn, khả năng tác chiến mạnh hơn đã được tiết lộ sau 2 tuần bay thử lần đầu tiên. Sự tự tin tăng lên và hy vọng xóa đi sự ngờ vực còn làm cho Trung Quốc muốn tăng cường công khai về chương trình vũ trụ của họ.

Tên lửa hạt nhân tầm xa, vũ khí chống vệ tinh, vũ khí năng lượng tuy chưa được trưng bày ở triển lãm vũ khí, nhưng (thông qua đọc kỹ, kết hợp giữa các tác giả và các đơn vị) có thể thu được những tin tức tình báo các chương trình có liên quan từ các tạp chĩ kỹ thuật hay các kho dữ liệu điện tử của Trung Quốc như mạng cnki.net.

Sau khi biết được các nhân viên nghiên cứu nước ngoài thu được thông tin tình báo nhiều hơn từ các dữ/số liệu công khai, Trung Quốc có ý đồ tạo ra sự xáo trộn. Tháng 8/2012, Wortzel, nhân viên quân sự Mỹ từng làm việc tại Trung Quốc, đã có bài viết trên tờ “Học giả Ngoại giao” cho rằng, một tài liệu/sách rất nhạy cảm về chiến lược hạt nhân công khai gần đây của Trung Quốc có thể là một hành vi “phản gián”.

Các nguồn tin cho biết, Trung Quốc vừa phóng tên lửa DF-31A có thể vươn tới mọi nơi trên lãnh thổ Mỹ
Các nguồn tin cho biết, Trung Quốc vừa phóng tên lửa DF-31A có thể vươn tới mọi nơi trên lãnh thổ Mỹ

Từ lâu, sự cân bằng về truyền tin nhạy cảm còn phải cân nhắc các lĩnh vực “hai chiều” như giáo dục. Năm học 2010-2011, lưu học sinh Trung Quốc tại các trường đại học Mỹ lên tới hơn 157.000 người, trong đó chủ yếu tập trung ở các chuyên ngành khoa học tự nhiên như công nghệ hàng không vũ trụ, cùng năm có 14.000 người Mỹ du học tại các trường đại học Trung Quốc, chủ yếu là học ngôn ngữ.

Báo Mỹ cho rằng, có lẽ cần để cho nhiều sinh viên Mỹ xâm nhập vào các trung tâm nghiên cứu hàng không vũ trụ đỉnh cao cấp ở Trung Quốc như trường Đại học Công nghiệp Cáp Nhĩ Tân - cũng giống như sinh viên Trung Quốc xâm nhập vào các trung tâm nghiên cứu hàng không vũ trụ quan trọng của Mỹ như Học viện công nghệ Massachusetts.

Đông Bình