14 chiến dịch quảng cáo tiêu biểu, xuyên thế kỷ của Coca Cola

15/12/2012 14:42
V.C (theo
(GDVN) - Trong 100 chiến dịch quảng cáo vĩ đại nhất thế kỷ 20 do Tạp chí Advertising Age bình chọn, riêng Coca-Cola độc chiếm đến 3. Quả thực, cái tên Coca-Cola đến nay không đơn thuần chỉ là hiện thân của gã khổng lồ nước ngọt, từ rất lâu nó đã gắn liền với những quảng cáo được yêu thích, ấn tượng nhất trong tâm trí người tiêu dùng. Tạp chí BusinessWeek đã chọn ra 14 quảng cáo tiêu biểu nhất của hãng để minh chứng cho khẳng định ấy.
1. Nét quyến rũ mới (năm 1900). Tấm áp phích quảng cáo này xuất hiện đầu những năm thế kỷ 20, khi Coke mới chập chững ra mắt công chúng tại các hiệu tân dược và được đựng trong téc có vòi (nhiều năm sau này người ta mới sản xuất Coke đóng chai và đóng hộp). Đây cũng là lần đầu tiên đánh dấu sự hiện diện của những nhân vật nổi tiếng trên các ấn phẩm quảng cáo thương mại - người phụ nữ trong hình là Hilda Clark, nữ diễn viên kiêm ca sĩ rất được mến mộ tại thời điểm đó.
1. Nét quyến rũ mới (năm 1900). 

Tấm áp phích quảng cáo này xuất hiện đầu những năm thế kỷ 20, khi Coke mới chập chững ra mắt công chúng tại các hiệu tân dược và được đựng trong téc có vòi (nhiều năm sau này người ta mới sản xuất Coke đóng chai và đóng hộp). Đây cũng là lần đầu tiên đánh dấu sự hiện diện của những nhân vật nổi tiếng trên các ấn phẩm quảng cáo thương mại - người phụ nữ trong hình là Hilda Clark, nữ diễn viên kiêm ca sĩ rất được mến mộ tại thời điểm đó.

2. Soda 4 mùa (năm 1922) Với slogan “Thirst knows no season” (Mùa nào cũng khát), chiến dịch này là lần đầu tiên Coca-Cola tiến hành quảng cáo có quy mô và tổ chức. Đây cũng là lần đầu công ty tiếp thị Coke không chỉ là món đồ uống của riêng mùa hè, ngay cả dùng trong mùa đông cũng thật sảng khoái.
2. Soda 4 mùa (năm 1922)
Với slogan “Thirst knows no season” (Mùa nào cũng khát), chiến dịch này là lần đầu tiên Coca-Cola tiến hành quảng cáo có quy mô và tổ chức. Đây cũng là lần đầu công ty tiếp thị Coke không chỉ là món đồ uống của riêng mùa hè, ngay cả dùng trong mùa đông cũng thật sảng khoái.
3. Kiệt tác của Rockwell (năm 1930) Hình ảnh một nhân viên trẻ đang mang hai chai Coca vào phòng cho ông chủ, bên cạnh slogan đầy ý nghĩa “The pause that refreshes” - chừng đó thôi cũng đủ để Ad Age xếp tấm áp phích vào vị trí thứ 3 trong 100 quảng cáo hay nhất thế kỷ. Đây là một trong 6 tác phẩm hiếm hoi mà nghệ sĩ lừng danh Norman Rockwell tạo dựng theo đơn đặt hàng của Coca-Cola.
3. Kiệt tác của Rockwell (năm 1930)
Hình ảnh một nhân viên trẻ đang mang hai chai Coca vào phòng cho ông chủ, bên cạnh slogan đầy ý nghĩa “The pause that refreshes” - chừng đó thôi cũng đủ để Ad Age xếp tấm áp phích vào vị trí thứ 3 trong 100 quảng cáo hay nhất thế kỷ. Đây là một trong 6 tác phẩm hiếm hoi mà nghệ sĩ lừng danh Norman Rockwell tạo dựng theo đơn đặt hàng của Coca-Cola.
14 chiến dịch quảng cáo tiêu biểu, xuyên thế kỷ của Coca Cola  ảnh 4
4. Merry Cokemas (năm 1941)
Xuất hiện ngập tràn khắp các cửa hiệu bán đồ uống trong mùa Giáng sinh, bức vẽ là sản phẩm của Haddon Sundblom - họa sĩ người Chicago chuyên vẽ tranh minh họa danh tiếng. Có một điều thú vị: chính Sundblom là một trong những người đầu tiên tạo ra hình tượng ông già Nô-en quen thuộc như ngày nay: một cụ già mập mạp mũi đỏ thân thiện.
6. Bạn cũ ở chiến trường (năm 1944) Quảng cáo năm 1944: một chàng lĩnh Mỹ nở nụ cười khi nhận ra “người quen” trên chiến trường châu Âu xa lạ. Trước khi Thế chiến bùng nổ, chủ tịch Robert Woodruff của Coke lúc đó hứa sẽ bán cho mọi quân nhân Mỹ mỗi chai Coke với giá đúng 1 đồng bạc, dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, dù chi phí sản xuất có biến đổi thế nào. Giữ đúng lời cam kết đó, Coke đã thành lập 64 nhà máy đóng chai khắp châu Âu để có thể cung cấp sản phẩm trên khắp các chiến trường..
6. Bạn cũ ở chiến trường (năm 1944)
Quảng cáo năm 1944: một chàng lĩnh Mỹ nở nụ cười khi nhận ra “người quen” trên chiến trường châu Âu xa lạ. Trước khi Thế chiến bùng nổ, chủ tịch Robert Woodruff của Coke lúc đó hứa sẽ bán cho mọi quân nhân Mỹ mỗi chai Coke với giá đúng 1 đồng bạc, dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, dù chi phí sản xuất có biến đổi thế nào. Giữ đúng lời cam kết đó, Coke đã thành lập 64 nhà máy đóng chai khắp châu Âu để có thể cung cấp sản phẩm trên khắp các chiến trường..

7. Xem TV, sảng khoái hơn với Coke (năm 1963) Với slogan “Things Go Better With Coke”, đây là một trong những chiến dịch quảng cáo được yêu thích nhất của Coke trong nhiều thập kỷ. Cũng là lần đầu tiên dân chúng thế giới được quảng cáo xuất hiện trên truyền hình, thay vì loại hình in ấn phổ biến như trước đây.
7. Xem TV, sảng khoái hơn với Coke (năm 1963)
Với slogan “Things Go Better With Coke”, đây là một trong những chiến dịch quảng cáo được yêu thích nhất của Coke trong nhiều thập kỷ. Cũng là lần đầu tiên dân chúng thế giới được quảng cáo xuất hiện trên truyền hình, thay vì loại hình in ấn phổ biến như trước đây.
8. “Điều có thật” (năm 1970) Lần đầu tiên công ty ra mắt thương hiệu Coca-Cola với đường cong màu trắng trên nền đỏ cháy rực. Hình ảnh này trở thành biểu tượng còn giữ nguyên đến tận ngày nay.
8. “Điều có thật” (năm 1970)
Lần đầu tiên công ty ra mắt thương hiệu Coca-Cola với đường cong màu trắng trên nền đỏ cháy rực. Hình ảnh này trở thành biểu tượng còn giữ nguyên đến tận ngày nay.
9. "Em muốn dạy cả thế giới hát" (năm 1971) Có lẽ đây là đoạn phim quảng cáo gây tiếng vang nhất của Coke: Một dàn bé gái đứng xếp hàng trên đỉnh núi vùng đồng quê Italia, đồng thanh hát ca khúc trứ danh “I"d Like to Teach the World to Sing” (Em muốn dạy cả thế giới hát). Ngay lập tức, bài hát này trở thành tiêu điểm được khán giả yêu cầu phát đi phát lại trên đài phát thanh.
9. "Em muốn dạy cả thế giới hát" (năm 1971)
Có lẽ đây là đoạn phim quảng cáo gây tiếng vang nhất của Coke: Một dàn bé gái đứng xếp hàng trên đỉnh núi vùng đồng quê Italia, đồng thanh hát ca khúc trứ danh “I"d Like to Teach the World to Sing” (Em muốn dạy cả thế giới hát). Ngay lập tức, bài hát này trở thành tiêu điểm được khán giả yêu cầu phát đi phát lại trên đài phát thanh.
14 chiến dịch quảng cáo tiêu biểu, xuyên thế kỷ của Coca Cola  ảnh 9
10. Một khoảng lặng trong thể thao (năm 1984)
Hình ảnh 1 vận động viên bơi lội Olympic xuất hiện đúng thời điểm diễn ra Thế vận hội Los Angeles 1984. Để thấy 1điểm nổi trội rằng: Coke là người đi đầu trong hoạt động tài trợ các sự kiện thể thao của thế giới. (Lần đầu tiên là Thế Vận hội Amsterdem 1982).
11. Lần đầu thất bại (năm 1985) Chiến dịch này dành riêng để quảng bá sản phẩm New Coke, và được trong lịch sử ghi lại như 1 tấm gương marketing thất bại điển hình nhất. Bị khách hàng tẩy chay, công ty nhanh chóng phải đưa Coca-Cola Classic - món nước uống cổ điển quay lại thị trường. Tuy sau đó Coke không chính thức khai tử cho sản phẩm mới, nhưng New Coke cũng tự động biến mất hoàn toàn trên các giá siêu thị sau đó vài năm.
11. Lần đầu thất bại (năm 1985)
Chiến dịch này dành riêng để quảng bá sản phẩm New Coke, và được trong lịch sử ghi lại như 1 tấm gương marketing thất bại điển hình nhất. Bị khách hàng tẩy chay, công ty nhanh chóng phải đưa Coca-Cola Classic - món nước uống cổ điển quay lại thị trường. Tuy sau đó Coke không chính thức khai tử cho sản phẩm mới, nhưng New Coke cũng tự động biến mất hoàn toàn trên các giá siêu thị sau đó vài năm.
12. Dốc cạn! (năm 1979) Là một trong những đoạn phim quảng cáo của Coke được công chúng ưa chuộng nhất mọi thời đại - hình ảnh ngôi sao bóng bầu dục Mean Joe Greene tu sạch bách chai Coke do 1 fan hâm mộ chuyển tới. Ăn theo sự đón nhận nồng nhiệt, tại Argentina Coke cũng dựng 1 đoạn phim tương tự, chỉ thêm thắt chút xíu thay đổi: đưa ngôi sao Diego Maradona vào thế chỗ Greene.
12. Dốc cạn! (năm 1979)
Là một trong những đoạn phim quảng cáo của Coke được công chúng ưa chuộng nhất mọi thời đại - hình ảnh ngôi sao bóng bầu dục Mean Joe Greene tu sạch bách chai Coke do 1 fan hâm mộ chuyển tới. 

Ăn theo sự đón nhận nồng nhiệt, tại Argentina Coke cũng dựng 1 đoạn phim tương tự, chỉ thêm thắt chút xíu thay đổi: đưa ngôi sao Diego Maradona vào thế chỗ Greene.

13. Gấu Giáng sinh (năm 1994) Là lần đầu tiên hãng sử dụng đồ họa vi tính để tạo ra hình ảnh những chú gấu bắc cực dễ thương uống Coca-cola. Tại thời điểm này, nó được xem là bước đột phá trong ngành quảng cáo thế giới - một minh chứng nữa cho thấy Coke luôn đi đầu trong các bí quyết công nghệ marketing.
13. Gấu Giáng sinh (năm 1994)
Là lần đầu tiên hãng sử dụng đồ họa vi tính để tạo ra hình ảnh những chú gấu bắc cực dễ thương uống Coca-cola. Tại thời điểm này, nó được xem là bước đột phá trong ngành quảng cáo thế giới - một minh chứng nữa cho thấy Coke luôn đi đầu trong các bí quyết công nghệ marketing.
14. Vượt qua thử thách Với hình ảnh một thiếu niên đạp xe qua nhiều chặng đường liên tiếp, từ đồi núi, qua các vùng quê, sang tới thành thị trở thành đoạn phim xuất hiện phổ biến khắp các tụ điểm lớn. Trớ trêu thay, chính đối tượng mà Coke nhắm tới lại là những người thấy “dị ứng” nhất, tuy nhiên nhà quảng cáo Wieden Kennedy lại cho rằng nó giúp tạo hiệu ứng chung cho toàn bộ chiến dịch, nên đoạn phim được giữ lại.
14. Vượt qua thử thách 

Với hình ảnh một thiếu niên đạp xe qua nhiều chặng đường liên tiếp, từ đồi núi, qua các vùng quê, sang tới thành thị trở thành đoạn phim xuất hiện phổ biến khắp các tụ điểm lớn. Trớ trêu thay, chính đối tượng mà Coke nhắm tới lại là những người thấy “dị ứng” nhất, tuy nhiên nhà quảng cáo Wieden Kennedy lại cho rằng nó giúp tạo hiệu ứng chung cho toàn bộ chiến dịch, nên đoạn phim được giữ lại.

V.C (theo