Mỹ triển khai MV-22 Osprey tại Nhật Bản, TQ lo không đoạt được Senkaku

18/12/2012 08:12
Đông Bình
(GDVN) - Máy bay vận tải MV-22 Osprey là trang bị tốt nhất trở thành "hạt nhân" của chiến lược quân sự mới đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.
Máy bay vận tải MV-22 Osprey Mỹ
Máy bay vận tải MV-22 Osprey Mỹ

Hãng Kyodo cho biết, 3 chiếc máy bay vận tải MV-22 Osprey, triển khai ở sân bay Futenma của quân Mỹ (nằm ở thành phố Ginowan, tỉnh Okinawa), vừa tham gia vào cuộc diễn tập quân sự của quân Mỹ tổ chức tại Guam và quần đảo Northern Mariana.

Quân Mỹ muốn thông qua cuộc diễn tập này để phô diễn sức chiến đấu, tăng cường khả năng tác chiến tiền phương ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Đây là lần đầu tiên máy bay Osprey rời khỏi Nhật Bản tham gia diễn tập kể từ sau khi triển khai ở sân bay Futenma vào tháng 10/2012 đến nay.

Tham gia cuộc diễn tập này có tổng cộng khoảng 800 người. Dư luận Nhật Bản vẫn chưa hết lo ngại về độ an toàn của loại máy bay này, còn đối với quân Mỹ, máy bay Osprey sẽ trở thành “hạt nhân” của chiến lược châu Á-Thái Bình Dương (nhằm vào Trung Quốc).

Bài báo cho biết, ngày 13/12, phóng viên hãng Kyodo Nhật Bản đã thử ngồi lên chiếc máy bay Osprey. Ba máy bay vận tải Osprey đậu ở căn cứ không quân Anderson, phía bắc Guam – một nơi trọng yếu về chiến lược. Chóp hai cánh ở sườn máy bay màu xám lắp cánh quạt khổng lồ đường kính khoảng 12 m.

Máy bay này hoạt động theo một nguyên lý đặc biệt, trạng thái bay được điều chỉnh dựa trên độ lệch của cánh máy bay: khi trục ngang thì đẩy máy bay về phía trước, khi trục đứng thì nâng máy bay lên.

Trong khoang máy bay có đường dây điện và ống dẫn có thể chứa 24 người, có thể chở vũ khí cỡ lớn, thực hiện nhiệm vụ quan trọng. Máy bay sẽ hạ cánh bằng mô hình máy bay trực thăng – cánh quạt hướng lên trên.

Máy bay MV-22 Osprey phù hợp với mục tiêu xây dựng lực lượng có khả năng cơ động mạnh, có thể nhanh chóng triển khai ở khu vực tranh chấp tại châu Á-Thái Bình Dương của quân Mỹ. Mỹ nhấn mạnh, cất cánh từ Okinawa, máy bay Osprey có thể vươn tới biển Hoa Đông, Đài Loan, Philippines
Máy bay MV-22 Osprey phù hợp với mục tiêu xây dựng lực lượng có khả năng cơ động mạnh, có thể nhanh chóng triển khai ở khu vực tranh chấp tại châu Á-Thái Bình Dương của quân Mỹ. Mỹ nhấn mạnh, cất cánh từ Okinawa, máy bay Osprey có thể vươn tới biển Hoa Đông, Đài Loan, Philippines

Ngày 6/12, Tư lệnh quân Mỹ tại Nhật Bản Salvatore Angelella cho biết, 12 máy bay MV-22 Osprey triển khai ở sân bay Futenma của quân Mỹ đã được chính thức đưa vào sử dụng.

Angelella cho biết, so với máy bay trực thăng CH-46 trước đây, tốc độ tối đa của Osprey gấp 2 lần, khả năng vận chuyển gấp 3 lần, bán kính hoạt động gấp 4 lần. Đây là trang bị tốt nhất thực hiện chiến lược “ưu tiên nhất châu Á” của Chính phủ Obama…

Ngày 13/12, sau khi các phóng viên ngồi thử xong, Tư lệnh lực lượng hàng không hải quân 1 Okinawa, Thiếu tướng Christopher Owen nhấn mạnh với báo chí: “Máy bay Osprey có khả năng đem lại sự thay đổi mang tính cách mạng cho lực lượng lính thủy đánh bộ”.

Quân Mỹ giới thiệu, trong tình hình không tiếp dầu giữa chừng, bán kính bay của máy bay Osprey khoảng 600 km, gấp 4 lần máy bay vận tải hạng trung CH-46 trước đây. Sau khi được tiếp dầu trên không một lần, bán kính bay sẽ được mở rộng khoảng 1.100 km, khi cất cánh từ Okinawa, thì bán đảo Triều Tiên, Thượng Hải – Trung Quốc đều nằm trong phạm vi bán kính bay của nó.

Máy bay Osprey có rất nhiều công dụng, có thể đáp ứng nhu cầu của 32 loại nhiệm vụ. Cựu quan chức Mỹ cho rằng, Mỹ triển khai máy bay MV-22 Osprey ở Nhật Bản là để hỗ trợ Nhật Bản phòng thủ đảo Senkaku. Mỹ coi đảo Senkaku thích hợp với Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật.
Máy bay Osprey có rất nhiều công dụng, có thể đáp ứng nhu cầu của 32 loại nhiệm vụ. Cựu quan chức Mỹ cho rằng, Mỹ triển khai máy bay MV-22 Osprey ở Nhật Bản là để hỗ trợ Nhật Bản phòng thủ đảo Senkaku. Mỹ coi đảo Senkaku thích hợp với Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật.

Bài viết cho rằng, trong tương lai Guam cũng có thể trở thành điểm triển khai máy bay MV-22 Osprey, quân Mỹ hy vọng dựa vào đó để tăng cường khả năng triển khai tuyến đầu tại khu vực Tây Thái Bình Dương – nơi mà Quân đội Trung Quốc ngày càng gia tăng hoạt động. Guam được cho là khu vực xung yếu trong chiến lược quân sự mới của Mỹ.

Tuy nhiên, ở Okinawa vẫn có những lo ngại về độ an toàn của máy bay vận tải Osprey, bởi vì máy bay này đã liên tục rơi vỡ trong giai đoạn nghiên cứu phát triển.

Trong tương lai, khi máy bay này tiến hành huấn luyện bay tầm thấp thì sự lo ngại này sẽ lan tới các khu vực khác của Nhật Bản.

Đông Bình