PGS Đặng Quốc Bảo: "Mở một nhà trường là bớt đi một nhà tù"

21/12/2012 06:00
Đỗ Quyên (ghi)
(GDVN) - PGS Đặng Quốc Bảo nhắc lại lời của ông Lý Quang Diệu: “Phải thắng trong giáo dục mới thắng được trong kinh tế” để nêu lên một thực tế đáng buồn. Việt Nam đang có những căn biệt thự, nhà ở đắp chiếu, một nguồn vốn rất lớn đang trong tình trạng "vốn chôn" trong khi nhiều nơi đang thiếu trường mầm non cho trẻ, thiếu các tòa nhà đào tạo tài năng và nguồn nhân lực...
Phải thắng trong giáo dục mới thắng trong kinh tế
Trong hội thảo “Xã hội hóa trong giáo dục ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, PGS. TS Đặng Quốc Bảo, Nguyên Hiệu trưởng HV Quản lý Giáo dục đã có bài tham luận hết sức ấn tượng.

PGS. TS Đặng Quốc Bảo cho biết bản chất của xã hội hóa giáo dục là đưa giáo dục đến mọi người và mỗi người nhưng đồng thời cũng phải giúp đỡ mỗi người, mọi người ý thức với trách nhiệm giáo dục, có nghĩa vụ xây dựng phát triển giáo dục theo hoàn cảnh của mình.

Bác Hồ đã từng nói: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, thế nhưng theo PGS Đặng Quốc Báo thực tế chưa được như vậy, điều này mới chỉ quán triệt trong ngành giáo dục, quán triện trong cán bộ giáo dục mà chưa quán triệt ở mọi cơ quan Đảng và Nhà nước.

PGS Đặng Quốc Bảo đã có hình ảnh so sánh rất thú vị: Các nhà kinh tế thường nêu phương châm hành động: “Điện - Đường - Trường - Trạm” với nhân tố “Điện” không thể bàn cãi về sự ưu tiên bậc nhất trong quốc sách xây dựng đất nước hiện nay. Tuy nhiên sao lại không có tư duy "Đường" và "Trường" được mắc song song vói nhau. Bao nhiêu tiền cho làm đường cũng là bây nhiêu tiền cho việc xây dựng trường học. 

Nguyên Hiệu trưởng HV Quản lý Giáo dục PGS.TS Đặng Quốc Bảo (Ảnh Internet)
Nguyên Hiệu trưởng HV Quản lý Giáo dục PGS.TS Đặng Quốc Bảo (Ảnh Internet)


PGS Đặng Quốc Bảo cho hay: Chừng nào làm được điều này mới thực sự quán triệt “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. 

Theo PGS Đặng Quốc Bảo, lịch sử phát triển đất nước từ thời Quang Trung đã từng có thông điệp: “Dĩ học vi tiên - Dĩ tài vi bản” (Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu. Tìm lẽ trị bình lấy tuyển nhân tài làm gốc). Thông điệp này đã được truyền tới tận làng xã.

Những người làm giáo dục hiện nay có đôi chút xót xa khi gần 70 năm Cách mạng thành công mà chưa có một công trình giáo dục nào tạo điểm nhấn cho bộ mặt văn hóa đất nước. Những nhà trường tạm gọi là đẹp nhất vẫn từ thời Pháp để lại. 

PGS Trần Xuân Nhĩ chỉ đích danh 7 vấn đề 'nóng' của giáo dục Việt Nam

PGS Trần Xuân Nhĩ chỉ đích danh 7 vấn đề 'nóng' của giáo dục Việt Nam

Sách giáo khoa đánh đố con trẻ, làm khó phụ huynh

Sách giáo khoa đánh đố con trẻ, làm khó phụ huynh

Nguyên Trưởng ban Khoa giáo Trung ương đề nghị chấm dứt thi

Nguyên Trưởng ban Khoa giáo Trung ương đề nghị chấm dứt thi "ba chung"

PGS Đặng Quốc Bảo nhắc lại lời của ông Lý Quang Diệu: “Phải thắng trong giáo đục mới thắng được trong kinh tế” để nêu lên một thực tế đáng buồn. Việt Nam đang có những căn biệt thự, nhà ở đắp chiếu, một nguồn vốn rất lớn đang trong tình trạng "vốn chôn" trong khi nhiều nơi đang thiếu trường mầm non cho trẻ, thiếu các tòa nhà đào tạo tài năng và nguồn nhân lực...

Theo PGS Đặng Quốc Bảo: Cuộc đổi mới căn bản và toàn diện trong giáo dục hiện nay đang đòi hỏi tư duy mới, cách làm mới cho công tác xã hội hóa giáo dục hiện nay. Không thể chỉ coi việc tiếp tục mở thêm trường ngoài công lập, việc có thêm các hình thức thu từ người học, gia đình người học là tiến hành bình thường của xã hội hóa giáo dục.

"Xã hội hóa giáo dục muốn phát triển bền vững phải được đảm bảo bằng các chính sách đồng bộ về kinh tế và giáo dục. Chỉ riêng về kinh tế mà thiếu quan điểm nhân văn về giáo dục hoặc bao quát giáo dục mà không quán triệt quy luật kinh tế đều làm cho chủ trương này thiếu sức sống", PGS Đặng Quốc Bảo nhấn mạnh.

Thu “thuế” lập quỹ phát triển giáo dục

Trong hội thảo, PGS Đặng Quốc Bảo đề xuất những giải pháp thúc đẩy công tác xã hội hóa giáo dục để có được những bước tiến mới trong bối cảnh hiện đại:

Tiếp tục phát triển hệ thống trường ngoài công lập đối với tất cả các ngành học vừa chú ý ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực trong đào tạo, vừa có chính sách khuyến khích những đơn vị làm tốt có xu hướng lành mạnh trong tổ chức đào tạo. 

Trong bất cứ trường hợp nào mở một nhà trường là bớt đi một nhà tù, trừ các trường “đội lốt”, trá hình cho âm mưu trục lợi bất chính làm tổn hại đến nhân cách và nhân phẩm của người học, người dạy.

Nên lập quỹ hỗ trợ phát triển trường ngoài công lập. Về nguyên tắc, bất cứ học sinh nào học trường ngoài công lập đều phải được thụ hưởng một khoản kinh phí nhất định từ Nhà nước, vì Nhà nước có trách nhiệm cung cứng dịch vụ giáo dục cho họ. Khi Nhà nước không có khản năng lo chỗ học của học sinh hoặc họ không chọn dịch vụ cung ứng từ Nhà nước mà chọn sự cung ứng của trường ngoài công lập thì học đều phải được hưởng “quyền lợi”. Sự tính toán này phải có sự tham gia của các chuyên gia kinh tế và trường ngoài công lập được nhận khoản thụ hưởng này khi họ được thực hiện nhiệm vụ đào tạo.

Điều này càng phải chý ý cho người học ở tuổi mầm non, tiểu học, THCS.

Các trường ngoài công lập không phải chịu “thuế”. Nếu có “tính thuế” thì phần đóng thuế này sẽ được trích lại cho nhà trường phát triển các công trình thư viện, phòng thí nghiệm.

Nên ban hành các sắc thuế đặc biệt vào các loại hàng xa xỉn như thuốc lá, rượu, các cửa hàng ăn sang trọng, dịch vụ giải trí cao cấp. Tiền thu được từ các khoản này sẽ được chuyển về quỹ phát triển giáo dục.

Người tiêu thụ có thể dùng các sản phẩm bình thường song khi đã chọn một sản phẩm xa xỉ phải chịu một khoản giá trị gia tăng này phải chuyển về cho quỹ phát triển giáo dục. Thí dụ có thể lập quỹ “Phát triển xã hội học tập” của từng địa phương từ nguồn thu này.

Kinh nghiệm của một số nước cho thấy: Kể cả người độc thân (lựa chọn cách sống độc thân) mà có tiền lương thì phải giành ra một phần phục vụ cho sự nghiệp giáo dục, sự chăm lo cho thế hệ trẻ.

“Như vậy, khi tạo nên sự cộng hưởng của 3 trạng thái: Tổ chức nhà nước, cơ chế thị trường và sự hoạt động của mạng lưới các đoàn thể xã hội phục vụ cho mục tiêu xã hội hóa giáo dục, lúc ấy xã hội hóa giáo dục sẽ phát triển bền vững chứ không ăn đong như hiện nay”, PGS Đặng Quốc Bảo tổng kết.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Clip: Học sinh Hà Nội không biết tên Thủ đô của Việt Nam!

Học sinh Hà Nội nói: Yết Kiêu đánh giặc Minh, Sơn Tinh là... thần nước

Clip trắc nghiệm: HS Hà Nội nhầm lẫn Thủ đô Việt Nam là... Cầu Giấy

 Bộ Giáo dục công bố nhiều sai phạm tại ĐH Kinh tế Quốc dân

Một bộ phận thanh thiếu niên có biểu hiện suy thoái tư tưởng

Sai phạm hơn 51 tỷ ở ĐH Kinh tế Quốc dân:Hiệu trưởng bị xử lý thế nào?

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng


Đỗ Quyên (ghi)