Trung Quốc thử Thi Lang, tàu sân bay nguyên tử của Mỹ "ghé" Hồng Kông

12/08/2011 01:00
(GDVN) – Itar-Tass ngày 11/8 đưa tin, Bắc Kinh đã cho phép tàu sân bay nguyên tử USS Ronald Reagan (CVN-76) cùng các tàu hộ tống của Mỹ ghé tạm ở Hồng Kông.

(GDVN) – Itar-Tass ngày 11/8 đưa tin, Bắc Kinh đã cho phép tàu sân bay nguyên tử USS Ronald Reagan (CVN-76) cùng các tàu hộ tống của Mỹ ghé tạm ở Hồng Kông.

Đây là thông tin được hãng thông tấn Itar-Tass trích dẫn từ nguồn thông tin ở Tổng Lãnh sự của Mỹ tại Trung Quốc. Theo đó, cụm tàu sân bay nguyên tử của Mỹ sẽ ghé tạm ở Hồng Kông và sáng 12/8 sẽ lại tiếp tục hành trình.

Tính đến nay, đoàn tàu sân bay nguyên tử của Mỹ đã tạm dừng ở vùng biển của Trung Quốc 4 ngày với lý do cần thời gian để cho 5.000 thủy thủ, phi công và các nhân viên khác trong đoàn được nghỉ ngơi sau nhiều ngày mệt mỏi lênh đênh trên biển.

Đáng chú ý hơn cả là thời gian ghé thăm Hồng Kông lần này của đoàn tàu sân bay Mỹ lại diễn ra đúng vào thời điểm Trung Quốc đang tiến hành chạy thử nghiệm trên biển đối với chiếc tàu sân bay đầu tiên của mình Thi Lang, nâng cấp và hoàn thiện từ tàu sân bay đang đóng dở của Ukraina.

alt
Đoàn tàu sân bay Carl Winson thăm Hồng Kông vào tháng 5/2011.

Gần đây, Hạ viện Mỹ cũng đã tỏ rõ sự quan tâm đặc biệt của mình tới vấn đề này và yêu cầu phía Bắc Kinh phải minh bạch hơn nữa trong vấn đề phát triển tiềm năng quân sự, đặc biệt là trên hướng biển.

Không loại trừ khả năng, động thái cho tàu sân bay ghé thăm Trung Quốc của Mỹ là phương pháp dùng "một mũi tên để bắn trúng hai đích". Một là, Mỹ muốn Trung Quốc biết rằng, Washignton vẫn đang theo dõi sát sao mọi động thái của Bắc Kinh, đồng thời, động thái này cũng là cái cớ để Mỹ tìm hiểu quá trình thử nghiệm tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc cũng như nắm các động thái khác của Bắc Kinh trong giai đoạn này.

Hồng Kông là nơi mà đoàn tàu sân bay của Mỹ từ Ấn Độ Dương thường xuyên lui tới, ghé thăm. Trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam, Hồng Kông cũng luôn là điểm dừng chân của các thủy thủ Mỹ.

alt
Mỹ yêu cầu Trung Quốc minh bạch hơn trong vấn đề quân sự.

Tuy nhiên, sau khi Hồng Kông (vùng vốn là thuộc địa cũ của Anh) sát nhập vào Trung Quốc đại lục vào năm 1997 thì mỗi lần đoàn tàu chiến của Hải quân Mỹ muốn ghé vào khu vực này đều phải được sự đồng ý và cho phép của chính quyền Trung Quốc.

Vào tháng 5 vừa qua, một chiếc tàu sân bay khác của Mỹ là tàu Carl Winson cũng đã ghé thăm Hồng Kông. Các nhà quan sát cho rằng, chuyến thăm này phản ánh những dấu hiệu tích cực trong quan hệ Trung-Mỹ trong lĩnh vực quân sự.

Vào đầu năm 2010 mối quan hệ này đã rất căng thẳng và ngày càng trở nên xấu đi sau khi Mỹ tuyên bố cho phép các công ty xuất khẩu vũ khí của mình bán một lô hàng lớn vũ khí, kỹ thuật quân sự cho đảo Đài Loan.

{iarelatednews articleid='10262,10188,10085,10016,9900,9788,9603,9755,9732,8921,8695,2111,6704,308,3770,4513,5361,1027'}

Hữu Kỷ - Nhật Minh (Theo Itar-Tass)