Điểm mặt các tàu sân bay đang "vây" quanh Trung Quốc (P3)

13/08/2011 08:55
(GDVN) – Hiện nay khu vực bao quanh Trung Quốc có mật độ tàu sân bay rất lớn, phản ánh tầm quan trọng của khu vực ngày càng tăng.

(GDVN) – Hiện nay khu vực bao quanh Trung Quốc có mật độ tàu sân bay rất lớn, phản ánh tầm quan trọng của khu vực ngày càng tăng.

>>Danh sách các tàu sân bay đang “vây” quanh Trung Quốc (P1)
>>Điểm mặt các tàu sân bay đang "vây" quanh Trung Quốc (P2)

Hiện nay, trên thế giới, hải quân 9 nước sở hữu khoảng 20 tàu sân bay lớn nhỏ đang hoạt động, trong đó Mỹ có 11 chiếc, Anh 1 chiếc, Pháp 1 chiếc, Nga 1 chiếc, Tây Ban Nha 1 chiếc, Italia 2 chiếc, Brazil 1 chiếc, Ấn Độ 1 chiếc, Thái Lan 1 chiếc.

Ngoài ra, Nhật Bản và Hàn Quốc lần lượt sở hữu các tàu tấn công đổ bộ tương tự tàu sân bay trang bị máy bay trực thăng. Cho dù là về số lượng, chất lượng hay bố cục của tàu sân bay, khu vực xung quanh Trung Quốc đã trở thành một trong những nơi có mật độ tàu sân bay lớn nhất.

Giấc mơ Nhật Bản Sở hữu 2 tàu sân bay vào năm 2015

Ngay từ năm 1911, Nhật Bản đã bắt đầu phát triển tàu sân bay, và đã thiết kế, chế tạo ra một chiếc tàu sân bay đúng nghĩa đầu tiên trên thế giới, tháng 12/1922, tàu sân bay Hosho (Phụng Tường) bắt đầu đi vào hoạt động.

Tàu
Tàu "bán sân bay" lớp Hyuga của Hải quân Nhật Bản

Trong sự kiện Trân Châu Cảng năm 1941, quân đội Nhật Bản sử dụng 6 tàu sân bay và hơn 360 máy bay (trang bị cho tàu sân bay) làm lực lượng chủ công.

Đến năm 1945, Nhật Bản tổng cộng đã chế tạo 29 tàu sân bay. Nhưng khi chiến tranh kết thúc, tất cả tàu sân bay của đế quốc Nhật Bản đã hầu như không còn.

Hiện nay Nhật Bản tự xưng sở hữu 3 “tàu vận chuyển” lớp Osumi, quy mô và khả năng tác chiến của nó gần như tàu sân bay. Ngoài ra còn có 1 chiếc tàu khu trục mang trực thăng 16 DDH mang tên Huyga.

 

Huyga được bàn giao ngày 18/3/2009 tại Yokohama. Huyga dài 197 m, rộng 33 m, lượng choán nước chuẩn 13.950 tấn. Huyga không những vượt xa các tàu khu trục hiện có của Nhật Bản, mà còn vượt cả tàu sân bay hạng nhẹ của một số nước.

Đường băng của tàu này có khả năng cho tất cả các loại máy bay trực thăng cỡ lớn của lục, hải, không quân Nhật Bản cất/hạ cánh, kho máy bay chứa tối đa 11 trực thăng. Huyga là “tàu sân bay hạng nhẹ” thứ 4 được chế tạo trong những năm gần đây của Nhật Bản.

Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã sở hữu 3 tàu vận tải đổ bộ Osumi, lượng choán nước chuẩn của loại tàu này là 8.900 tấn, lượng choán nước tối đa 14.000 tấn.

Sau khi đầu hàng năm 1945, Nhật Bản luôn ám ảnh về “giấc mơ tàu sân bay”. Những năm 80 của thế kỷ trước, Nhật Bản đã bắt đầu bí mật chuẩn bị cho chế tạo tàu sân bay, tìm mọi cách và cơ hội để tích lũy kinh nghiệm:

 

Một là, khi chế tạo tàu dân dụng cỡ lớn gồm tàu chuyến (chở khách định kỳ), tàu chở khách và tàu chở hàng, họ đều muốn thiết kế và lắp đặt đặc biệt các đường dây (điện) và linh kiện then chốt, để khi xảy ra chiến tranh có thể cải tạo một chút là thành tàu sân bay mang trực thăng.

Hai là, đi con đường theo kiểu “chơi bóng gần”, đã phát triển tàu đổ bộ lớp Osumi độc đáo và tàu khu trục mang trực thăng Huyga.

Chiếc tàu vận tải lớp Osumi đầu tiên chính thức đi vào hoạt động tháng 3/1998. Việc chế tạo thành công con tàu này đã tạo ra những cái “nhất” trong lịch sử hải quân Nhật Bản:

dài nhất, lượng choán nước lớn nhất (8.900 tấn), lần đầu tiên áp dụng thiết kế tàng hình cho tàu đổ bộ.

 

Mặc dù Nhật Bản luôn tuyên bố đây chỉ là “tàu đổ bộ vận tải”, nhưng trên thực tế, tàu này có đủ 4 điều kiện cơ bản để nâng cấp thành tàu sân bay: Một là mang theo máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng cự ly gần. Hai là, có thể cải tạo thêm đường băng trơn.

Ba là, có thể cải tạo thang máy. Bốn là, có thể  cải tạo các thiết bị chỉ huy điều khiển, dẫn đường.

Năm 2000, Nhật Bản chính thức đề xuất chế tạo 2 tàu khu trục mang trực thăng có lượng choán nước từ 13.500 tấn trở lên. Tàu đầu tiên Huyga đi vào hoạt động tháng 3/2009.

Tàu thứ hai Ise có kế hoạch hoạt động vào tháng 3/2011. Mặc dù luôn tuyên bố với bên ngoài rằng tàu Huyga chỉ là “tàu hộ tống mang trực thăng”, nhưng thực ra con tàu này, về thiết kế, đã áp dụng mô hình tàu tương tự tàu sân bay, có đường băng thông suốt, đầu tàu đóng kín, mạn phải tàu thiết kế kiến trúc khổng lồ.

Lượng choán nước chuẩn của tàu này là 13.500 tấn, tối đa 19.000 tấn, vượt lượng choán nước của bất kỳ tàu khu trục cấp 1 nào hiện nay, cũng là tàu chiến có lượng choán nước lớn nhất trong các tàu chiến hiện có của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

 

Đương nhiên, Nhật Bản tuyệt đối không thỏa mãn với những “nửa tàu sân bay” này. Chế tạo Huyga là một bước đi quan trọng trong ý đồ phát triển tàu sân bay cỡ trung bình và cỡ lớn của Nhật Bản.

Có tin cho biết, Nhật Bản có kế hoạch chế tạo 2 tàu sân bay lớp 40.000 tấn và 2 tàu y tế lớp 40.000 tấn trước năm 2015, làm lực lượng chính của hạm đội viễn dương tương lai của Nhật Bản.

{iarelatednews articleid='10459,10432,10417,10397,10343,10262,10188,10169,10085,10016,9900,9788,9603,9755,9732,8921,8695,2111'}

Đông Bình (theo Mil)