Nỗi niềm luật sư và những vụ án cười ra nước mắt:

Bị đưa vào công viên, thiếu nữ tố cáo vì "kẻ đồi bại" không đưa về

22/01/2013 19:30
Infonet
Nực cười nhất là vụ phạm tội hiếp dâm có tổ chức xảy ra ở Hà Nội, bị hại là Nguyễn Thị H (20 tuổi), bị cáo Nguyễn Văn V (18 tuổi) và Nguyễn Văn C (19 tuổi), đều trú tại Hà Nội.

Bị nhổ nước bọt oan khi đi tìm chứng cứ bào chữa cho thân chủ và từ những tình tiết bi hài, ngộ nghĩnh, cười ra nước mắt của từng vụ án mà luật sư Hà Đăng cung cấp trước tòa, tội danh của bị cáo đã được thay đổi đúng người đúng tội.

Bào chữa từ tình tiết ngộ nghĩnh...

Hẹn gặp mãi, cuối cùng ông cũng xắp xếp dành thời gian cho tôi. Cơn mưa cuối năm như cổ vũ thêm cho cái rét căm căm của chiều đông Hà Nội, trong căn phòng nhỏ trên phố Trần Quốc Toản, luật sư Hà Đăng, Đoàn luật sư Hà Nội, gương mặt trầm ngâm lật giở từng trang hồ sơ đã ố vàng rồi ông kể về những vui buồn, sự bi hài trong một số vụ án mà ông từng tham gia bào chữa cho thân chủ của mình. Trong lời kể của ông chất chứa nỗi niềm của một luật sư dày dặn kinh nghiệm với gần 30 năm tuổi nghề trước những vụ án nực cười, bi hài ngày một nhiều ở lứa tuổi vị thành niên.   

Nực cười nhất là vụ phạm tội hiếp dâm có tổ chức xảy ra ở Hà Nội vào những năm 80, bị hại là Nguyễn Thị H (20 tuổi), bị cáo Nguyễn Văn V (18 tuổi) và Nguyễn Văn C (19 tuổi), đều trú tại Hà Nội.

Nhìn bị cáo này không ai nghĩ rằng đây là hung thủ trong vụ án giết người tình mấy năm về trước.
Nhìn bị cáo này không ai nghĩ rằng đây là hung thủ trong vụ án giết người tình mấy năm về trước.
Vào khoảng 19 – 20 giờ, Nguyễn Thị H đang đứng chờ, đón xe ô tô điện tại cổng Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, thì thấy hai thanh niên là Nguyễn Văn V và Nguyễn Văn C đi xe đạp ngang qua cổng bệnh viện. Thấy vậy, H vẫy V và C lại và xin đi nhờ xe về Yên Phụ.

Khi đèo đến công viên Lê Nin, V và C rủ H vào công viên chơi, vào trong công viên thì V đè H ra gốc cây để thực hiện hành vi giao cấu, C đứng gần đó canh chừng. Trong khi đang giao cấu, V hỏi H “vào chưa?”, H trả lời “vào rồi”.

Đang “lao động”, thấy có người đi qua, cả V, C và H bỏ đi ra ngoài công viên ăn phở. Ăn xong, H bảo V và C đèo mình về nhưng V và C không đồng ý.

Bực tức, H đi ra cách đó khoảng 300m, kể lại chuyện vừa xảy ra cho một người CSGT đang làm nhiệm vụ gần đó. Người CSGT này liền đưa cả ba người về đồn công an. Và V cùng C đã bị truy tố về tội hiếp dâm.

Trong vụ án này, luật sư Hà Đăng với vai trò luật sư bào chữa cho bị cáo V và C đã phân tích, đây là một vụ án có tình tiết rất ngộ nghĩnh. Đó là câu nói “vào rồi” của Nguyễn Thị H trả lời Nguyễn Văn V trong khi đang giao cấu.

Quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra đưa H đi giám định, kết quả H vẫn còn trinh. Điều đó chứng tỏ nạn nhân là H đã lừa bị cáo V. Khi giao cấu ở gốc cây H trả lời câu hỏi của V là “vào rồi”, thực ra lúc đó H mới chỉ đang kẹp “của quý” của V ở phía trong đùi.

Kể đến đây ông cười vì sự ngớ ngẩn trẻ con của bị cáo, khi có người đi qua thì cả ba cùng đi ăn phở, lý do H tố cáo là do V và C không đèo H về. Với các phân tích tại tòa của luật sư, trong vụ án này thực ra H không phải là người bị hại, động cơ tố cáo chính của H là một giao dịch nhờ vả  không thành giữa V và C. Vụ án đã khép lại, chính từ những tình tiết, chứng cứ ngộ nghĩnh mà ông đã bào chữa, cung cấp đã giúp cơ quan tố tụng xử đúng người, đúng tội khiến V chỉ phải chịu hình phạt 3 năm tù, C nhận án treo thay vì nhận mức án nặng hơn nhiều so với khung hình phạt tội hiếp dâm có tổ chức, tòng phạm. 

Bị nhổ nước bọt khi đi tìm chứng cứ

Để nhận bào chữa cho thân chủ của mình, ông phải mất rất nhiều thời gian đi xác minh, tìm những chứng cứ xác đáng để chứng minh trước tòa. Có những vụ án ông phải thức trắng cả đêm đi xác minh, tìm chứng cứ chứng minh thân chủ của mình không phạm tội.

Điển hình như vụ trộm cắp tượng cổ xảy ra vào năm 1983, bị cáo Đoan (quê Vĩnh Phú), không biết chữ quốc ngữ, nhưng lại giỏi chữ nho.

Trong hồ sơ vụ án, Đoan có ký vào bản cung trong đó có thể hiện đầy đủ, cụ thể ngày, giờ, tháng Đoan đi ăn trộm tượng cổ. Nhưng ra tòa, bị cáo Đoan nhất mực kêu oan, luật sư Hà Đăng đưa cho bị cáo một lốc lịch có ngày âm lịch ghi bằng chữ nho để  Đoan xem, bị cáo nhớ lại và khai giờ, ngày, tháng, năm đó bị cáo đang đi giúp khâm liệm cho một gia đình người chết tại địa phương.

Để xác minh chứng cứ mà thân chủ của mình đưa ra. Luật sư Hà Đăng lập luận nếu đúng như vậy, một người không thể phân thân ra để làm hai việc cùng lúc được. Nhưng để chứng minh lời khai của bị cáo, ông phải đi xác minh, tìm chứng cứ, tức tốc lặn lội đi ngay trong đêm.

Đến địa phương mà Đoan khai ở tận Vĩnh Phú nhưng do trời tối, ông đã đến từng nhà để hỏi thăm xem vào thời điểm đó nhà nào có tang như lời khai của Đoan. Khi nghe ông hỏi vậy, rất nhiều gia đình đã nổi cáu, họ sỉ vả và chửi rủa ông là “Đồ dở hơi”, thậm chí nhổ cả nước bọt vào ông.

Phải mất trắng đêm, đến 5 giờ sáng, ông cũng tìm được đúng gia đình mà Đoan đã khai trước tòa, người chủ nhà khẳng định vào ngày, giờ, tháng năm đó chị có nhờ Đoan đến khâm liệm, cúng cho chồng chị. Có rất nhiều người dân hàng xóm của chủ nhà cũng làm chứng rằng cả đêm hôm đó Đoan ở tại gia đình người chết này.

Trước những chứng cứ rõ ràng, kèm theo cả nhân chứng mà ông cung cấp cho tòa, đã giúp Đoan được minh oan. Xen lẫn niềm vui vô tội của Đoan là những phiền phức mà ông phải hứng chịu khi đi tìm chứng cứ chứng minh cho bị cáo.

Hà Đăng tâm sự, không phải luật sư nào cũng thành danh trong nghề của mình, trong cái nghề đầy vui buồn này, người luật sư trước hết phải có cái tâm sáng, ham học hỏi thì mới thành công.

(Tên nhân vật đã được thay đổi)

Infonet