Bộ trưởng Bộ Xây dựng nêu giải pháp cứu BĐS nhưng không hứa

24/01/2013 15:03
Ngọc Quang
(GDVN) - “Kết quả thì rất khó nói, phải làm mới biết được, nhưng tôi khẳng định là sẽ cố gắng người nghèo sẽ có nhà để ở, cùng với sự phục hồi nền kinh tế thì thị trường sẽ được tháo gỡ khó khăn”.

Sáng nay (24/1), Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã giải trình trước Ủy Ban kinh tế Quốc hội đã tổ chức cuộc về Thực trạng và giải pháp, tháo gỡ vướng mắc cho thị trường bất động sản (BĐS).

Tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM chiếm tới 50% thị trường BĐS cả nước cũng là nơi có lượng hàng tồn kho nhiều nhất,  giá trị tổng lượng vốn tồn kho tại hai thành phố này đã khoảng 111.963 tỷ đồng.

Trước khó khăn của thị trường BĐS, Bộ Xây dựng đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường bất động sản (Chỉ thị 2196/CT-TTg). Ngày 7/1/2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và giải quyết nợ xấu để triển khai thực hiện.

Bọ trưởng Trịnh Đình Dũng tại phiên giải trình trước Ủy Ban Kinh tế Quốc hội sáng nay.
Bọ trưởng Trịnh Đình Dũng tại phiên giải trình trước Ủy Ban Kinh tế Quốc hội sáng nay.

Sẽ chia nhỏ căn hộ ở nhiều dự án?

Sau báo cáo của Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, một loạt đại biểu đã có ý kiến “gai góc” góp ý xây dựng, nhằm tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS. Ông Đỗ Văn Đương - Ủy viên thường trực Ban Tư pháp của Quốc hội nêu quan điểm: Tôi cho rằng giải pháp cứu hàng tồn kho, hay nói cách khác là phá tan cục máu đông, nợ xấu đã đưa ra chỉ là “giải pháp đông y”, không mạng mẽ, nhật là khi cơ thể kinh tế yếu kém thế thế này.

Chia nhỏ căn hộ chung cư ở một số dự án hay đẩy mạnh nhà ở xã hội là “giải pháp tây y”, nhưng cái “tây y” này không liên quan gì tới việc phá băng cho hàng nghìn căn hộ chung cư và hàng nghìn biệt thự liền kề… Vậy tổng số các giải pháp đưa ra đánh giá tác động của nó sẽ giải cứu được chưng cư, biệt thự liền kề, các dự án đang bị bỏ hoang là 70-80% hay chỉ được 20%, cần có định lượng cụ thể? Các giải pháp đưa ra có cứu cánh cho doanh nghiệp và người dân. Vậy có cứu cánh cho nhà đầu cơ không?

Đại biểu Đỗ Văn Đương cũng nêu một vấn đề hết sức quan trọng: Hà Nội vừa rồi thông qua luật Thủ đô, cứ có nhà thì được nhập khẩu, vậy các dự án đã xây dựng rồi mà một căn chung 100m2 bây giờ chia làm 3 căn thì thành nhà ổ chuột và hạ tầng có chịu nổi không?

Đại biểu Nguyễn Xuân Hòa nêu vấn đề: Theo quy luật cung cầu của thị trường, hiện nay cung đã vượt cầu nhiều, thậm chí lãnh đạo cao cấp đã nói căn hộ đáp ứng tới 2050. Vậy tại sao giá vẫn cao vượt xa giá trị thực? Có ý kiến cho rằng các doanh nghiệp kinh doanh BĐS đang chờ đợi vào một thế lực nào đó để giải cứu?

Còn đại biểu Lê Nam – tỉnh Thanh Hóa cũng bày tỏ: Để giải cứu thị trường BĐS trong các nhóm giải pháp mà Bộ trưởng Xây dựng trình bày thì tôi chưa thấy có giải pháp nào cứu được với ba lý do:

Thứ nhất là nợ xấu của nhiều ngân hàng lớn là do kinh doanh chụp giật, làm ăn gian dối chia chác cho nên đẩy giá lên cao.

Thứ hai là hàng tồn kho phần nhiều tập trung ở phân khúc cao cấp, cho nên nhà nước không thể trực tiếp giải quyết hàng tồn kho này, tức là nếu đặt ra vấn đề giải cứu mà không giải quyết tận gốc thì sẽ chỉ kéo dài tình trạng này thôi?

Trước những câu hỏi đầy tính thời sự này, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho hay: “Các giải pháp mà Chính phủ đưa ra (có các bộ, ngành tham mưu) là giải pháp đồng bộ để vừa giải quyết hàng tồn kho tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS. Đại biểu hỏi là hiệu quả của giải pháp xử lý chung cư liền kề đất nền bỏ hoang thế nào? Giải cứu thị trường BĐS không chỉ một ngành giải quyết được mà cần nhiều ngành, đặc biệt là lĩnh vực tài chính tiền tệ”.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng cho biết, đã và đang chỉ đạo quyết liệt rà soát và sẽ dừng các dự án đã giao nhưng chưa giải phóng mặt bằng, hoặc đã giải phóng mặt bằng nhưng không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển. Các địa phương phải lập kế hoạch phát triển căn cứ vào nhu cầu tăng dân số hàng năm, để dự báo lộ trình tăng nhà ở cho 5 năm hay 10 năm, cho nên phải kiên quyết dừng và thu hồi, để giảm dự án.

Bên cạnh đó, cũng phải cân đối lại dự án, chẳng dự án đã hoàn thành mà tồn kho thì tùy theo vị trí của nó có phù hợp không để xem xét cơ cấu lại căn hộ để phù hợp với thị trường. Vì chúng ta phát triển thị trường để đáp ứng nhu cầu nhân dân và chỗ ở của người dân chứ không phải làm ra để phục vụ một nhóm đối tượng nào đó.

Bộ trưởng Xây dựng nhấn mạnh: “Đại biểu nói chất lượng nhà hay “nhà ổ chuột” là điều kiện hạ

Bộ Xây dựng cũng cho biết, số liệu tồn kho chưa phản ánh được tình hình thực tế khi còn nhiều dự án có tồn kho nhưng chưa báo cáo và do đặc điểm của tồn kho BĐS khác với tồn kho của các sản phẩm công nghiệp khác (nhiều nhà chung cư đang xây dựng dở dang, đã huy động vốn một phần, nhiều dự án đã giải phóng mặt bằng, đã đầu tư kinh phí xây dựng hạ tầng nhưng phải dừng do không có thị trường, các nhà đầu tư thứ phát đã mua nhưng không bán được cho người tiêu dùng).

tầng kém, mọi thứ đều kém, còn căn hộ nhỏ mà chất lượng tốt thì không thể nói ổ chuột được. Nhiều nước phát triển trên thế giới có những căn hộ 15m thậm chí 10m vuông nhưng vẫn được duy trì, được ưa chuộng. Vì vậy, nó chỉ là ổ chuột khi hạ tầng kém, công trình kém… tăng dân cả khu vực thì phải tính toán kỹ, còn tăng trong cái nhà ấy thì không có vấn đề gì lớn. Đây là vấn đề khó, hiện nay các doanh nghiệp đã xin cơ cấu lại một số dự án để giảm diện tích căn hộ, đặc biệt là phía TPHCM, để phù hợp với túi tiền người dân”.

Giải pháp đã có, Bộ trưởng chưa hứa kết quả

Ông Trịnh Đình Dũng cho hay, hiện nay có 2 vấn đề cần đặt ra với cung - cầu. Thứ nhất cung vượt cầu ở khung nhà cao cấp và nhà trung bình, nhưng nhà cho người thu nhập thấp thì cung nhỏ hơn cầu nhiều.

Trước thông tin giá đã giảm nhưng vẫn còn khá cao và doanh nghiệp lãi nhiều, ông Dũng lý giải: “Rõ ràng hiện nay giá BĐS giảm mạnh, theo số liệu giảm ít nhất là 5% và cao nhất là 50%, cả ở Hà nội cũng vậy, có những dự án giảm 50% đất nền. Dự án nhà ở chung cư thì cũng giảm bình quân 15-30%, tuy nhiên giảm chưa phù hợp với khả năng thanh toán của người dân.

Có những người có khả năng mua nhà nhưng giá đó vẫn cao, và người dân cho rằng nhà đầu tư lãi nhiều, nhưng thực tế việc giảm giá nhiều hay ít phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có một khả năng quan trọng nhất là sức chịu đựng của doanh nghiệp. Họ có thể giảm với từng cá nhân mua nhà chứ không giảm đồng loạt. Ngoài ra có những chi phí người đầu tư phải chịu như: lãi vây ngân hàng, thuế sử dụng đất, dự án càng để lâu càng không bán được thì chi phí đội lên càng lớn… những cái này không thể tính hết được”.

Giá nhà đất vẫn còn rất cao so với khả năng của hàng triệu người dân. Ảnh minh họa, nguồn internet.
Giá nhà đất vẫn còn rất cao so với khả năng của hàng triệu người dân. Ảnh minh họa, nguồn internet.

Bộ trưởng Xây dựng cũng đồng tình với ý kiến của đại biểu Lê Nam (tỉnh Thanh Hóa) là có một thời giá BĐS quá cao, cho nên ai đó mua đc căn hộ qua người quen thì  ngay lập tức có lãi mà không cần biết giá thế nào. Tuy nhiên, khi ngân hàng siết chặt và thị trường chững lại thì giá rớt xuống. Nhà nước can thiệp bằng một số giải pháp để bình ổn thị trường nhưng không thể can thiệp quá sâu để buộc nhà đầu tư phải bán giá này hay giá khác, mà phải theo thị trường.

Theo ông Dũng, giải quyết hàng tồn kho có tính chất liên hoàn, nếu giải quyết đc một bộ phận chuyển sang nhà xã hội có giao dịch thì bộ phận cao cấp cũng giảm, cân đối cung cầu sẽ giải quyết toàn diện. Còn để giải quyết nhanh và triệt để thì cần có nguồn lực tài chính lớn mà thường các nước có dự trữ lớn thì bỏ quỹ dự trữ quốc gia để mua lại tài sản để làm nhiệm vụ công hoặc sau này bán lại. Nước ta ko đủ điều làm thế thì phải bình tĩnh, giải quyết từng bước.

Trước câu hỏi của đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình): Giải pháp chúng ta đưa ra thị trường vừa đủ hay giải quyết toàn bộ hậu quả thị trường. Nếu giải quyết tất cả liệu có không công bằng, bảo vệ lợi ích nhóm nào đó? Bộ trưởng Xây dựng nói: Chính sách này không bảo vệ lợi ích nhóm, mà tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế toàn dân. Vì khó khăn nên chúng ta phải tìm ra điểm nghẽn, điểm thấp của nền kinh tế vĩ mô. Nhiều người được hưởng lợi từ gói giải pháp này, đó là người dân, doanh nghiệp, người lao động… và điều đó góp phần ổn định phát triển kinh tế vĩ mô.

Tuy nhiên, ở cuối phiên giải trình khi đại biểu đặt vấn đề: Đưa ra giải pháp, vậy kết quả 2013 là gì và 2014 là gì? Đưa chung chung thế này thì cuối năm đánh giá không biết sẽ căn cứ vào đâu? Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng trả lời: “Kết quả thì rất khó nói, phải làm mới biết được, nhưng tôi khẳng định là sẽ cố gắng người nghèo sẽ có nhà để ở, cùng với sự phục hồi nền kinh tế thì thị trường sẽ được tháo gỡ khó khăn”.

Từ đầu năm 2012 đến nay, thị trường BĐS tiếp tục gặp khó khăn, giá BĐS tiếp tục sụt giảm ở nhiều phân khúc, trong đó giảm mạnh ở nhóm căn hộ cao cấp, biệt thự liền kệ, đất nền dự án. Theo báo cáo chưa đầy đủ từ 50 địa phương đã cho thấy: Nhà ở tồn kho 42.230 căn nhà, 92.800 m2 sàn văn phòng cho thuê, 98.407 m2 sàn trung tâm thương mại, 7,9 triệu m2 đất nền nhà ở, 1,9 triệu m2 đất thương mại khác.

Ngọc Quang