TGĐ Eximbank chia sẻ quyết định “kết hôn” với Sacombank

31/01/2013 16:26
Theo Tuổi trẻ
“Cảm xúc của riêng tôi khi đặt bút ký hợp đồng thỏa thuận hợp tác giữa hai ngân hàng. Lúc đó, có một ý nghĩ thoáng qua đây cũng là một việc bình thường và tất yếu. Cuộc sống nhiều khi cũng rất nghiệt ngã…” – Ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Eximbank.
Câu chuyện tái cấu trúc ngân hàng một lần nữa gây nóng trong cuộc giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Làm ăn năm mới: rủi ro và cơ hội” do báo Tuổi trẻ tổ chức. Việc soán ngôi giữa các ngân hàng thời gian qua, và đặc biệt là cuộc “hôn nhân” giữa Eximbank và Sacombank đã được chính người trong cuộc chia sẻ.

Một trong 4 vị khách mời, ông Trương Văn Phước – TGĐ Ngân hàng Eximbank đã dí dỏm ví cuộc soán ngôi của các ngân hàng thời gian qua như sự khắc nghiệt của Giải bóng đá Ngoại hang Anh.  “Không biết bạn có yêu thích bóng đá không? Cứ nhìn vào giải ngoại hạng Anh thì rõ. Các đội mạnh thì cũng thay phiên nhau đứng đầu giải. Đây là sự khắc nghiệt của quy luật cạnh tranh. Hoạt động ngân hàng ngoài yếu tố cạnh tranh còn chịu tác động rất lớn của các yếu tố rủi ro. Tất cả các chuẩn mực quản trị hiện đại đối với hệ thống ngân hàng đều xoay quanh trục quản lý rủi ro” – ông Phước nói.

Ông Trương Văn Phước, Tổng Giám đốc NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)
Ông Trương Văn Phước, Tổng Giám đốc NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)


Là người có thâm niên 32 năm làm trong ngành ngân hàng hên ông Trương Văn Phước thấy thấm thía nhất câu tục ngữ Việt Nam "Sai một li, đi một dặm". Theo ông Phước những sai lầm trong quản trị, điều hành sẽ buộc các ngân hàng phải trả giá rất đắt. Vì thể những cuộc soán ngôi của các ngân hàng theo ông Phước là lẽ thường tình như dòng chảy tự nhiên của đời sống.

TGĐ Eximbank chia sẻ quyết định “kết hôn” với Sacombank ảnh 2

"Sau thương vụ Eximbank-Sacombank, 10 NH khác cũng nên sáp nhập"

'Cần đại phẫu các tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước

'Cần đại phẫu các tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước"

Cổ đông lớn nhất Eximbank là ai?

Cổ đông lớn nhất Eximbank là ai?

Trở lại câu chuyện “kết hôn” giữa  Eximbank và Sacombank đang được quan tâm gần đây. Ông Phước chia sẻ: “Tôi có đọc trên báo từ "hôn nhân" giữa Eximbank và Sacombank. Nguyên nhân, lý do, mục đích, yêu cầu... thì mọi người đều biết. Tôi chỉ muốn chia sẻ với bạn cảm xúc của riêng tôi khi đặt bút ký hợp đồng thỏa thuận hợp tác giữa hai ngân hàng. Lúc đó, có một ý nghĩ thoáng qua đây cũng là một việc bình thường và tất yếu. Có thể nó đặt nền tảng cho một mong ước. Mà mong ước thì cũng có thể đến hoặc không”. – ông Phước nói.

Cũng trong buổi giao lưu trực tuyến, trước câu hỏi của một bạn sinh viên ngành ngân hàng về việc nguồn nhân lực đang dư thừa tại các ngân hàng hiện nay. Ông Phước cho rằng: “Thị trường lao động cũng tuân thủ quy luật cung cầu. Tôi không nghĩ nguồn nhân lực ngành ngân hàng là dư thừa. Đừng xem một vài ngân hàng giảm biên chế trong ngắn hạn là phản ánh cho bức tranh toàn cảnh nguồn nhân lực này. Nền kinh tế nước ta, vẫn phải theo đuổi con đường tăng trưởng kinh tế ở mức cao”.

“Trong khi đó vai trò của hệ thống ngân hàng với tư cách là một dòng chảy cung ứng tín dụng nội địa, trong bối cảnh thị trường vốn còn hết sức non trẻ và chu chuyển vốn từ ngoài vào còn hạn chế, thì vai trò đó quan trọng đến nhường nào. Tất cả tôi muốn nói là cơ hội tìm việc làm trong ngân hàng luôn rộng mở” – ông Trương Văn Phước bói tiếp.

Cũng theo ông Phước hiện nay các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng vẫn còn ít. Điều quan trọng theo ông Phước các bạn sinh viên phải học thật giỏi, để sau có thể dụng giúp cho ngành ngân hàng phát triển.

Nói đến kinh tế Việt Nam năm 2012 một năm đầy khó khăn, với hàng trăm doanh nghiệp phá sản, hàng ngàn người lao động mất việc và nợ lương… Với riêng ông Trương Văn Phước thì đó lại là “cảm xúc của cậu học trò mới lần đầu xã nhà”.

“Nguyên nhân bên trong, tác động bên ngoài cũng của kinh tế khó khăn năm qua đều được đề cập đến. Tôi không dám nhắc lại, hay lược thuật những ý kiến đó. Tuy nhiên, tôi có cảm xúc như một cậu học trò nhà rất xa trường học, muốn đến trường nhanh hơn để có nhiều thời gian xem lại bài, nhiều khi đi nhanh quá, lại chưa dò xét hết các đoạn khúc khuỷu trên đường, nên có lúc vấp ngã. Cậu học trò có lỗi không? Tôi thường có những cảm xúc như thế khi nghĩ về nền kinh tế nước ta” – ông Phước chia sẻ.

Ông Phước cũng tin tường tình hình kinh tế đất nước bước sang năm 2013 sẽ có nhiều biến chuyển tích vực. Các dòng chảy tiền tệ sẽ luân chuyển lành mạnh hơn.  Về lời khuyên cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ lựa chọn hướng đầu tư trong năm 2013 ông Phước cho biết: “Giữa lức kinh tế đầy biến động. Các lĩnh vực như vàng, chứng khoán, nhà đất... thì cũng rất nhiều biến động cần phải lượng sức mình. Xem sức chịu đựng của mình đến đâu khi có những quyết định sai lầm. Đó mới là điều quan trọng nhất”.

Nhìn lại năm 2012 trên cương vị lãnh đạo Ngân hàng Exibank ông Phước  cảm nhận mình đang đi trên một đại dương đầy bão tố. Điều khiến vị TGĐ Eximbank yên lòng chính là niềm tin ở chính mình và tổ chức của mình làm mà còn tin vào một yếu tố có vẻ tâm linh nữa, đó là "ở hiền gặp lành".


Ông Trương Văn Phước - tổng giám đốc Ngân hàng Eximbank. Là tiến sĩ tài chính - lưu thông tiền tệ và tín dụng Đại học Kinh tế TP.HCM, cử nhân luật Đại học Luật TP.HCM, ông có hơn 20 năm công tác trong lĩnh vực ngân hàng, trải qua nhiều vị trí như: phó phòng kế hoạch Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Long An, quyền trưởng phòng ngoại hối Ngân hàng Nhà nước tỉnh Long An.

Từ năm 1990 ông bắt đầu công tác tại Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM vị trí cán bộ phòng kinh tế kế hoạch, đến năm 1995 ông là phó giám đốc Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM. Tháng 9-2000 ông được cử làm tổng giám đốc Eximbank.

Tháng 10-2003, ông làm vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối Ngân hàng Nhà nước. Ông cũng chính là người chấp bút viết Pháp lệnh ngoại hối 2005.

Tháng 3-2007 ông là giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước trung ương trước khi trở lại làm tổng giám đốc Eximbank từ năm 2008.


Theo Tuổi trẻ