Hồng Lỗi tránh né ra tòa, dàn "hỏa lực mồm" bỗng nhiên im bặt

01/02/2013 08:14
Hồng Thủy
(GDVN) - Khẩu khí của Hồng Lỗi đối với Manila cũng bỗng dưng trở nên "mềm mỏng" hơn trước. Ngày 18/6 năm ngoái, Hồng Lỗi đăng đàn cao giọng tuyên bố: "Philippines nên cẩn trọng trong phát ngôn và hành động"
Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc

Xung quanh vụ Philippines khởi kiện "đường lưỡi bò" phi pháp của Trung Quốc ra Hội đồng trọng tài Liên Hợp Quốc về Luật Biển, cho đến thời điểm hiện tại phản ứng của Trung Quốc về động thái này hết sức mập mờ, trái ngược hoàn toàn với sự quả quyết từ phía Philippines.

Hồng Lỗi "né" vụ Philippines kiện "đường lưỡi bò" Trung Quốc

Giới học giả diều hâu Trung Quốc lại hiến kế

Giới học giả diều hâu Trung Quốc lại hiến kế "giết gà dọa khỉ"

“Hỏa lực mồm” – 1 mũi tên nhiều đích và hệ lụy gậy ông đập lưng ông

“Hỏa lực mồm” – 1 mũi tên nhiều đích và hệ lụy gậy ông đập lưng ông

Hồng Lỗi tránh né ra tòa, dàn "hỏa lực mồm" bỗng nhiên im bặt ảnh 4

"Nếu Trung Quốc tiếp tục cứng đầu, xung đột ở Biển Đông khó tránh!"

Hạm đội Nam Hải kéo tàu chiến ra sát Scarborough tập trận

Hạm đội Nam Hải kéo tàu chiến ra sát Scarborough tập trận

Mỹ khuyên Trung Quốc ra tòa, Tập Cận Bình

Mỹ khuyên Trung Quốc ra tòa, Tập Cận Bình "quyết không đổi chác"

Philippines vẽ lại bản đồ Biển Đông

Philippines vẽ lại bản đồ Biển Đông

Philippines: Không kiện Trung Quốc, sau Scarborough sẽ đến Bãi Cỏ Rong

Philippines: Không kiện Trung Quốc, sau Scarborough sẽ đến Bãi Cỏ Rong

Tân Hoa Xã ngày 31/1 dẫn lời Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này khi "được phóng viên hỏi" về phản ứng của Trung Quốc trước việc Philippines khởi kiện, Hồng Lỗi lên tiếng, "Trung Quốc không đồng ý với động thái đi ngược lại sự đồng thuận chung đã đạt được trước đó."

Trung Quốc và ASEAN đã từng ký kết Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) năm 2002, đó là nhận thức chung mà Hồng Lỗi đề cập, tuy nhiên vì đây chỉ là 1 tuyên bố, không có bất cứ quy tắc nào ràng buộc các bên cũng như chế tài xử lý nên hầu như không có tác dụng ngăn chặn căng thẳng leo thang.

Trong khi đó, các nước ASEAN liên tục hối thúc Trung Quốc đàm phán ký kết Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) thì Bắc Kinh hết lần này tới lần khác thoái thác, né tránh vì "thời điểm chưa phù hợp".

Ngày 23/1, ngay sau khi biết tin Philippines khởi kiện "đường lưỡi bò" Trung Quốc, Hồng Lỗi cũng đã lên tiếng, nhưng không nói rõ Bắc Kinh có chịu ra tòa hay không mà chỉ lập lờ nước đôi, kêu gọi "Philippines nên tránh có bất cứ hành động nào làm phức tạp thêm tình hình" Biển Đông. Lần này cũng tương tự.

Kết thúc câu trả lời, Hồng Lỗi lặp lại "điệp khúc" quen thuộc  về cái gọi là "chủ quyền không thể tranh cãi" của Trung Quốc ở Biển Đông và quần đảo Trường Sa, đồng thời kêu gọi Philippines đàm phán tay đôi để giải quyết tranh chấp.

Khẩu khí của Hồng Lỗi đối với Manila cũng bỗng dưng trở nên "mềm mỏng" hơn trước. Ngày 18/6 năm ngoái, Hồng Lỗi đăng đàn cao giọng tuyên bố: "Philippines nên cẩn trọng trong phát ngôn và hành động" sau khi Ngoại trưởng Philippines cho biết 2 nước đã đạt được thủa thuận rút hết tàu khỏi Scarborough.

Câu nói của Hồng Lỗi đã khiến Philippines nổi giận, người phát ngôn Phủ Tổng thống nước này ông Edwin Lacierda ngày 4/7 đã lên tiếng dõng dạc: "Trung Quốc hãy ăn nói cẩn thận!"

Dàn "hỏa lực mồm" bỗng nhiên im bặt

Suốt quãng thời gian quan hệ Bắc Kinh và Manila liên tục căng thẳng kéo dài sau khi Trung Quốc phái tàu Hải giám tới bãi cạn Scarborough, ngư trường truyền thống của Philippines và cứ "nằm ì" ở đó, ngăn cản tàu cá Philippines tới đánh bắt, hàng loạt học giả diều hâu là các tướng lĩnh đương chức cũng như về hưu được mời làm "bình luận viên" trên các trang mạng Trung Quốc đã đồng loạt "nã pháo" vào Manila.

Điển hình cho dàn "hỏa lực mồm" này là Thiếu tướng La Viện. Đầu tháng 5 năm ngoái, La Viện đăng đàn hùng hồn tuyên bố: "Trung Quốc đủ sức "chơi" đến cùng, (Philippines - PV) muốn đối đầu bao lâu, Trung Quốc sẽ "chiều" đến bấy lâu". Vị thiếu tướng bàn giấy này cho rằng, trong cuộc đối đầu trên bãi Scarborough Bắc Kinh có "ý chí quốc gia", có thực lực còn Philippines thì không thể, nó chỉ khiến Manila hao tổn tài lực, sức dân, dần mất uy tín và thanh thế.

"Nếu cứ cố tình đối đầu quân sự với Trung Quốc thì chẳng khác nào lấy trứng chọi đá" - La Viện nhận định, "lấy 1 phần lực lượng hạm đội Nam Hải đối phó với hải quân Philippines, hoàn toàn không thành vấn đề. Philippines biết rõ điều đó."

Thậm chí một viên Đại tá không quân, một "học giả" có tiếng trên các trang mạng bình luận quân sự Trung Quốc, Đới Húc còn lên tiếng "hiến kế" giết gà dọa khỉ cho Bắc Kinh. Đới Húc nói thẳng ra rằng kế giết gà dọa khỉ ở đây thì "gà" chính là Nhật Bản, Philippines và Việt Nam và khỉ không phải ai khác chính là Mỹ. Với giọng điệu hiếu chiến và xấc xược, Đới Húc lý luận rằng, chỉ cần tấn công một trong 3 nước này thì các bên còn lại sẽ "lập tức ngoan ngoãn" ngay.

Mấy năm qua, Trung Quốc đang duy trì hoạt động của một nhóm khoảng 20 sĩ quan quân đội cấp tá, cấp tướng chuyên lên các diễn đàn, phương tiện truyền thông của Trung Quốc để “phân tích, bình luận” về vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo với các nước láng giềng. 

Tuy nhiên, cùng với sự im lặng của giới chức Trung Quốc cũng như câu nói "lập lờ nước đôi" của Hồng Lỗi, dàn "hỏa lực mồm" này bỗng dưng im bặt trước vụ Philippines "dám" kiện Trung Quốc ra Hội đồng  trọng tài Liên Hợp Quốc về Luật Biển, chưa thấy một ai lên tiếng mặc dù Manila tuyên bố kiện từ ngày 21/1.
Hồng Thủy