Mỹ dùng tác chiến nhất thể hải-không quân khi xung đột với Trung Quốc

17/08/2011 03:33
(GDVN) - Hải quân Mỹ đang nghiên cứu kinh nghiệm “tác chiến nhất thể hóa hải-không quân” đối phó với cuộc xung đột tiềm tàng có thể xảy ra với Trung Quốc.

(GDVN) - Hải quân Mỹ đang nghiên cứu kinh nghiệm “tác chiến nhất thể hóa hải-không quân” đối phó với cuộc xung đột tiềm tàng có thể xảy ra với Trung Quốc.

Tờ Minh Báo, Hồng Kông đưa tin, chính phủ Mỹ khó khăn về tài chính, Bộ Quốc phòng Mỹ đối mặt với cắt giảm kinh phí. Nhưng có một trang mạng cho rằng, sau khi quân đội Mỹ từng bước rút khỏi Iraq và Afghanistan, sẽ bố trị lại lực lượng quân sự ở châu Á, thúc đẩy chiến lược “chiến tranh nhất thể hải-không quân” mới (AirSea Battle) tại khu vực,

Chiến hạm của Hải quân Mỹ (ảnh minh hoạ)
Chiến hạm của Hải quân Mỹ (ảnh minh hoạ)

chuẩn bị cho cuộc chiến có khả năng xảy ra với Trung Quốc. Một học giả quân sự cho biết, hiện nay rõ ràng thực lực quân sự của Trung Quốc lạc hậu so với Mỹ, Trung Quốc chỉ phát triển công nghệ gây nhiễu điện tử, gây nhiễu thông tin để chống lại đối phương khi chiến tranh xảy ra. (Xem thêm: Máy bay ném bom trong tương lai của Mỹ sẽ như thế nào?)

Stephen Glain, tác giả tự do của nhiều tờ báo như "New Republic", "The Wall Street Journal" dẫn lời tờ “Inside the Pentagon” chuyên đưa tin về Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết,

“Tiểu ban Trung Quốc” của hải quân Mỹ đang nghiên cứu kinh nghiệm “tác chiến nhất thể hải-không quân”, sử dụng cho “xung đột tiềm tàng với Trung Quốc” trong tương lai. (Xem thêm: Trung Quốc nói về tàu sân bay của Hải quân Thái Lan, Nga (P5))

Glain nói, Lầu Năm Góc “trên thực tế” đang xem xét sử dụng 2 “vũng lầy quân sự” đổi lấy cái thứ ba. Tháng 5/2011, Jim Amos, chỉ huy lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ từng cho biết, chiến sự vịnh Péc-xích cho thấy quân Mỹ không đủ nguồn lực đối phó với Trung Quốc.

 

Hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông thách thức Mỹ

"Chiến tranh nhất thể hải-không quân" là tác chiến hiệp đồng giữa hai quân chủng khác nhau hải quân và không quân, nhằm tăng cường ưu thế trong đối kháng quân sự. (Xem thêm:Video: Lính trẻ của Không quân Việt Nam tập luyện với chiến đấu cơ)

Đầu thập niên 90 bắt đầu phát triển, bổ sung cho “Hướng dẫn kế hoạch phòng thủ” (Defense Planning Guidance) năm 1992, dùng để điều động lực lượng quân sự Mỹ, kiểm soát đường thủy,

thềm lục địa và hành lang trên không quan trọng trong thương mại toàn cầu, tiêu diệt mọi đối thủ cạnh tranh có thể thách thức bá quyền của Mỹ, ứng phó với sự mất cân bằng ảnh hưởng có thể xảy ra ở Tây Thái Bình Dương và vịnh Péc-xích, “mũi dùi” nhằm thẳng Trung Quốc và Iran. (Xem thêm: Không quân Mỹ sẽ thay thế toàn bộ máy bay do thám U-2 trước 2015)

 

Glain chỉ ra, trong những năm gần đây Trung Quốc mở rộng hoạt động ở vùng biển giàu tài nguyên Biển Đông, được coi là thách thức bá quyền của Mỹ.

Glain cho biết, Mỹ đang điều động lực lượng quân sự ở châu Á, phối hợp với kế hoạch “châu Á 2025” của Bộ Quốc phòng, coi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh lâu dài của Mỹ”. (Xem thêm:Hải quân Mỹ thử thành công tên lửa siêu "khủng" JSOW С-1)

Năm 2004, Mỹ công khai xây dựng căn cứ mới tại Trung Á và Trung Đông, một trong những mục tiêu là bao vây Trung Quốc. Chiến lược chuỗi đảo thứ nhất của Mỹ đối với Trung Quốc, phía bắc có Nhật Bản, phía nam có Philippinese, cũng là nhằm vào Trung Quốc. (Xem thêm:

Glain nói, Mỹ công khai đối đầu với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Khi Trung Quốc nhấn mạnh chủ quyền Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, Nhà Trắng đã nói tự do hàng hải cũng là “lợi ích quốc gia” của Mỹ, thậm chí tiến hành tập trận chung trên biển với một số nước trong khu vực, đồng thời cam kết Mỹ sẽ thực hiệp Hiệp ước phòng thủ với Philippinese.

Biến Guam thành trung tâm lực lượng quân sự tại Thái Bình Dương

 

Tháng 3/2011 có tin cho biết, quân đội Mỹ đang mở rộng lực lượng quân sự tại châu Á, tăng cường triển khai hải quân, cộng với việc tàu sân bay đầu tiên Thi Lang của Trung Quốc chạy thử thành công, càng khiến cho người ta suy đoán rằng quân đội Mỹ rõ ràng nhằm vào Trung Quốc.

Glain nói, Trung Quốc tích cực phát triển công nghệ quốc phòng, năm 2007 phóng tên lửa phá hủy một vệ tinh khí tượng, là một lời cảnh báo đối với Mỹ. Bộ Quốc phòng Mỹ đang nỗ lực cải tạo căn cứ Guam, làm cho nó trở thành hạt nhân của lực lượng quân sự Mỹ tại Thái Bình Dương. (Xem thêm: Trung Quốc dùng nhiều tên lửa để đối phó với vũ khí Mỹ )

Trang mạng GlobalSecurity.org dự kiến, Mỹ có ý đồ vào “năm 2015, từ Guam và Diego Garcia (Ấn Độ Dương) kiểm soát toàn cầu”.
Về việc Mỹ có thể sử dụng chiến lược “nhất thể hóa hải-không quân” để đối phó với Trung Quốc, giáo sư Nghê Lạc Hùng, khoa Chính trị học, Học viện Chính trị Thượng Hải cho biết,

Trung Quốc chỉ có thể thông qua phát triển công nghệ gây nhiễu điện tử, gây nhiễu thông tin để đối phó, bởi vì “khi hai nước ở trong trạng thái đối đầu hay chiến tranh, một bên sẽ đánh cho bên kia bị “mù”, bên bị “mù” sẽ bị động và lộ liễu về quân sự, do đó sẽ bị đối phương đánh một cách bị động". (Xem thêm: Chuyện về 3 chiếc tiêm kích Su-27 của Nga bị rơi ở Cam Ranh, Việt Nam)

{iarelatednews articleid='10842,10834,10829,10823,10789,10689,10688,10584,10152,10269,10181,10069,9980,10020,9982,9256,9911,9748'}
Đông Bình (Theo Liên hợp Buổi sáng)

Mỹ dùng tác chiến nhất thể hải-không quân khi xung đột với Trung Quốc ảnh 5