SCMP: Trung Quốc đang duy trì một quân đội liều lĩnh

13/02/2013 07:11
Hồng Thủy (Nguồn: SCMP)
(GDVN) - Giới lãnh đạo Trung Quốc đang phải duy trì một quân đội liều lĩnh và xấc xược đã và đang thổi bùng lên ngọn lửa tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng.
Quân đội Trung Quốc ngày càng hiếu chiến (hình minh họa)
Quân đội Trung Quốc ngày càng hiếu chiến (hình minh họa)

Philippines: Trung Quốc không phải là láng giềng tốt!

Philippines: Trung Quốc không phải là láng giềng tốt!

3 tàu chiến Trung Quốc diễn tập

3 tàu chiến Trung Quốc diễn tập "trục xuất tàu nước ngoài" ở Trường Sa

THX: 3 tàu chiến Trung Quốc tập trận

THX: 3 tàu chiến Trung Quốc tập trận "là cái tát vào mặt một số nước"

SCMP: Trung Quốc đang duy trì một quân đội liều lĩnh  ảnh 5

"Nếu Trung Quốc tiếp tục cứng đầu, xung đột ở Biển Đông khó tránh!"

Mỹ khuyên Trung Quốc ra tòa, Tập Cận Bình

Mỹ khuyên Trung Quốc ra tòa, Tập Cận Bình "quyết không đổi chác"

Tờ Bưu điện Hoa Nam ngày 13/2 đăng bài phân tích của Tiến sỹ John Lee tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh quốc tế thuộc đại học Sydney nhận định, giới lãnh đạo Trung Quốc đang phải duy trì một quân đội liều lĩnh và xấc xược đã và đang thổi bùng lên ngọn lửa tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng. Khoảng 4 năm trước khi bùng nổ Thế chiến thứ nhất, một nhà chính trị - tác giả người Anh Norman Angell đã xuất bản cuốn The Illusion Great bán chạy nhất thời đó lập luận rằng chiến tranh đã lỗi thời giữa các nền kinh tế tích hợp chặt chẽ. Lúc đó nhiều người trong giới tinh hoa của Anh cho rằng chiến tranh là điều tồi tệ cho các doanh nghiệp. Được kích thích bởi các cơ hội tiềm năng từ 1 Trung Quốc đang trỗi dậy, quan điểm tương tự đã được nhiều người trong giới thương nhân thượng lưu ở châu Á hôm nay tán đồng. Vấn đề nằm ở chỗ, quan điểm "lành tính" này hiếm khi diễn ra trong lịch sử. Tranh chấp Trung -  Nhật ngoài Senkaku hoặc bất kỳ sự bất đồng nào khác giữa Trung Quốc với các nước láng giềng về lãnh thổ cũng có thể kích hoạt thành sự leo thang nghiêm trọng thành 1 cuộc chiến tranh. Hiện tại Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản nhưng cả 2 quốc gia này đã từng có lịch sử đối đầu. Một lý do khác là cấu trúc và ciến lược khi Nhật Bản nổi lên như một sức mạnh lớn nhất của kinh tế châu Á sau Thế chiến 2, tuy nhiên nó vẫn bị hạn chế tương đối về sức mạnh quân sự do những ràng buộc của Hiến pháp. Một tình trạng có thể tạm chấp nhận được với Tokyo đó là Nhật Bản trở thành đồng minh thân cận của Hoa Kỳ và nằm trong hệ thống an ninh "hub-and-nan" do Mỹ lãnh đạo. Sự tái xuất của Trung Quốc lại hoàn toàn khác, Bắc Kinh không xuất hiện dưới sự bảo trợ an ninh của Washington và tự cho mình là quyền lực tối cao tự nhiên ở châu Á. Chi tiêu dành cho quốc phòng của Trung Quốc tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây và chiếm một phần không nhỏ GDP của nước này là một thực tế. Và ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy giới chức quân đội Trung Quốc (PLA) ngày càng quyết đoán, liều lĩnh hơn so với các lãnh đạo dân sự của họ. Nhiều tiếng nói kêu gọi thực hiện "các mũi chích ngừa" trong chính sách quân sự và ngoại giao của Trung Quốc đến từ giới chức quân đội đang trở thành một mối quan tâm sâu sắc. Các quan chức quân đội Trung Quốc đã liên tục dẫn đầu trong việc leo thang quan hệ thù địch với Nhật Bản trong vài năm qua. Tại Trung Quốc hiện nay khi quan điểm của Mao Trạch Đông "quyền lực đặt trên nòng súng" vẫn còn phổ biến thì giới lãnh đạo dân sự Trung Quốc không dễ gì để "bịt miệng" cánh quan chức tướng tá quân đội nước này, đặc biệt trong bối cảnh Bắc Kinh liên tục tăng cường sức mạnh quân sự - điều đại diện cho niềm tự hào của một quốc gia đang trỗi dậy. Một quân đội vô kỷ luật và phần lớn là vô trách nhiệm được thúc đẩy bởi sự ngạo mạn và ngân sách gia tăng hàng năm với 2 con số hiếm khi nào lại đóng vai trò là một lực lượng cho sự ổn định và kiềm chế. Hiện tại, khả năng kiểm soát quân đội của giới chức dân sự Trung Quốc vẫn còn là điều tranh cãi, khả năng xảy ra một vụ đụng độ ngoài ý muốn trên Biển Hoa Đông với Nhật Bản hoàn toàn có thể xảy ra.
Hồng Thủy (Nguồn: SCMP)