"Quốc gia tấn công trước sẽ chết ngay sau 27 phút"

22/02/2013 13:53
Lê Dũng (dịch)
(GDVN) - Tôi không thể nói điều gì sẽ xảy ra khi đó. Tôi chỉ biết những điều đã thực sự xảy ra. Xin lỗi tôi không muốn nói về mệnh đề “nếu” ở đây...
"Nước tấn công trước sẽ chết ngay sau 27 phút" là tiêu đề bài phỏng vấn của trang Đài Tiếng nói nước Nga phiên bản tiếng Anh xuất bản ngày 19/2/2013 nhân sự kiện phóng viên Oksana Tsenner của Đài này thực hiện cuộc phỏng vấn với Stanislav Petrov - một cựu sỹ quan điều khiển tên lửa hạt nhân chiến lược của Liên Xô.

Trung tá Stanislav Petrov - cựu sỹ quan điều khiển tên lửa đạn đạo hạt nhân chiến lược của quân đội Liên Xô, người đã từng 2 lần được nhận Giải thưởng Hòa Bình Quốc tế Dresden (lần gần nhất là đầu năm 2013 tại thành phố Dresden, bang Saxony, Đức) đã chia sẻ những cảm giác của mình khi ông làm nhiệm vụ trực chiến vào ngày 26/9/1983 - khi đó một cảnh báo sai đề cập việc Mỹ chuẩn bị tấn công Liên Xô đã được phát ra và Stanislav Petrov đã cứu thế giới thoát khỏi một cuộc chiến tranh hạt nhân thực sự qua sự tỉnh táo bất thường của mình vào thời khắc đó.

Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Hải quân Liên Xô (ảnh tư liệu minh họa)
Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Hải quân Liên Xô (ảnh tư liệu minh họa)

Quay trở lại quá khứ, ngày 26/9/1983 được miêu tả là ngày mà Trung tá Stanislav Petro đã ngăn chặn một cuộc chiến hạt nhân tiềm tàng giữa Liên Xô và Mỹ.

Trong ca trực chiến của mình, cựu Trung tá Stanislav Petro kể lại rằng hệ thống ra đa kiểm soát không phận của Liên Xô đã nhận được báo cáo nói rằng Mỹ đang lên kế hoạch chuẩn bị tấn công Liên Xô bằng tên lửa đạn đạo.

Trung tá Stanislav Petrov lúc đó đã ngay lập tức gửi báo cáo khẩn lên thượng cấp của mình, tuy nhiên, ngay lúc đó ông lại nghĩ rằng đó có thể là lỗi của hệ thống cảnh báo và tiến hành ngay các thao tác kiểm tra lại hệ thống chuẩn đoán.

Sau khi quyết định kiểm tra lại, ông phát hiện ra đó là lỗi của hệ thống cảnh báo đồng thời báo cáo rằng kế hoạch tấn công của Mỹ nhằm vào Liên Xô là không đúng.

Trung tá Stanislav Petro nói rằng thời điểm nhận được báo cáo đó là quãng thời gian khiến ông cực kỳ hoang mang và có phần rất sốc bởi nó liên quan đến vấn đề phòng thủ quốc gia.

“Điều đó rất sốc, tôi hoang mang, thời điểm đó tình hình rất dễ đưa chúng ta đến khủng hoảng (chiến tranh hạt nhân) nếu “nút đỏ” (nút khai hỏa tên lửa đạn đạo hạt nhân chiến lược” được ra lệnh bấm”. - Stanislav Petro nói với phóng viên Oksana Tsenner.

Dưới đây là cuộc trò chuyện giữa phóng viên của Đài Tiếng Nói nước Nga và Trung tá Stanislav Petro:

Cựu Trung tá Stanislav Petro
Cựu Trung tá Stanislav Petro

Oksana Tsenner:
Cảm giác của ông lúc nhận được thông tin mình sẽ được nhận Giải thưởng Hòa bình Dresden?

Stanislav Petro: Thực tình mà nói tôi hơi bất ngờ vì trong 2 năm tôi là người liên tiếp vinh dự được nhận được giải thưởng này ở Đức. Tôi đã phá kỷ lục rồi (cười).

Oksana Tsenner: Ông có hay thảo luận hay kể lại cho người thân, bạn bè về chủ đề này (ca trực chiến)?

Stanislav Petro: Tất nhiên là không rồi. Nó là sự kiện đã xảy ra cách đây rất lâu rồi (1983). Như tôi đã từng nói, tôi hoàn toàn quên sự kiện đó, mọi người đôi lúc vẫn hay nhắc lại. Tôi thực sự không nghĩ nhiều về chuyện đó.

Oksana Tsenner: Ông có thể cho biết hệ thống máy tính đã gửi đi cảnh báo nhầm (Mỹ tấn công Liên Xô) ở đơn vị ông phục vụ đã hoạt động từ bao giờ?

Stanislav Petro: Hệ thống máy tính khi đó được thử nghiệm từ năm 1976.

Oksana Tsenner: Điều gì sẽ xảy ra nếu như hôm đó ông hành động khác (vào đêm ngày 26/9/1983)?

Stanislav Petro: Nếu điều đó đã xảy ra, chắc chắn tất cả các tên lửa đạn đạo đã được bắn đi tứ phía. “Quốc gia tấn công trước sẽ chết ngay sau 27 phút”. Tại sao ư? Bởi vì ngay sau khi chúng ta phản đòn, quốc gia phát động tấn công (ám chỉ Mỹ) cũng sẽ bắn tên lửa đáp trả. Đó chỉ là vấn đề thời gian. Họ có thể bị tiêu diệt trước chúng ta.

Tên lửa đạn đạo của quân đội Liên Xô/Nga bố trí trong hầm phóng Silo
Tên lửa đạn đạo của quân đội Liên Xô/Nga bố trí trong hầm phóng Silo

Oksana Tsenner:
Nếu như ông báo cáo lại với thượng cấp cảnh báo (sai) đó là thật thì liệu sự việc sẽ leo thang như thế nào?

Stanislav Petro: Tôi không thể nói điều gì sẽ xảy ra khi đó. Tôi chỉ biết những điều đã thực sự xảy ra. Xin lỗi tôi không muốn nói về mệnh đề “nếu” ở đây.

Oksana Tsenner: Tại lễ trao Giải thưởng Hòa Bình Quốc tế Dresden ông có kể câu chuyện huyền thoại về chiếc “nút đỏ” (nút bấm khai hỏa tên lửa hạt nhân) mà chỉ với một nhát bấm sẽ bung ra đòn tấn công trả đũa vào kẻ thù…?

Stanislav Petro: Thực tình là có cái nút đó bởi vì nhà sản xuất đã thiết kế bảng điều khiển tên lửa theo đồ án thiết kế cũ. Tuy nhiên, sau này các máy tính được lắp đặt bổ sung, đó là những máy tính thế hệ mới nhất. Trong khi công việc được thực hiện thì các kỹ sư Liên Xô không có bất cứ phần mềm nào. Cũng trong thời điểm đó các nhà khoa học cũng đã đưa ra câu hỏi: Liệu chúng ta có thể giao phó trách nhiệm này cho một người?

Oksana Tsenner: Theo ông điều này (những phán đoán, báo cáo nhầm) như vậy còn có thể xảy ra?

Stanislav Petro:
Tôi cho rằng không thể bởi các biện pháp đo lường tính toán trước khi gửi cảnh báo đã được bổ sung nhiều và hiện đại, đặc biệt là hệ thống thăm dò cảnh báo từ không gian – phương tiện có thể phát hiện ngay tức thì các hoạt động của vũ khí chiến lược.

Oksana Tsenner: Vậy theo ông, hệ thống cảnh bảo sớm hiện nay đã hoàn toàn hoàn hảo?

Stanislav Petro: Cứ nói thế này. Huyền thoại về hệ thống cảnh báo hoàn hỏa là đó nhưng hệ thống thật “lý tưởng” thực sự không tồn tại.

Oksana Tsenner: Ông có thể kể thêm một chút về buổi tối hôm 26/9/1983?

Stanislav Petro: Rất nhiều cảm giác xen lẫn. Điều này xảy ra khi trong kỳ huấn huấn luyện, đó là điều không mong đợi. Mặc dù còi báo động đã thực sự vang lên nhưng mọi việc đều ổn cả. Đêm hôm đó sau khi sự việc xảy ra là một đêm yên bình và lặng lẽ của tôi. Trước đó là bầu không khi làm việc tích cực, có thể nghe thấy các lời thoại thương lượng và đột nhiên chuông báo động hú vang. Qủa thật điều đó không thích hợp cho nhưng người suy nhược thần kinh. Ban đầu hơi sốc, hoang mang và rất dễ hoảng loạn.

Oksana Tsenner: Vậy có thực sự hoảng loạn xảy ra không?

Cựu Trung tá Stanislav Petro
Cựu Trung tá Stanislav Petro

Stanislav Petro:
Không, không có hoảng loạn, tôi lúc đó bận vì phải ngăn chặn nó. Tôi đã hét lên với mọi người.

>> Follow us on Facebook

Lê Dũng (dịch)