Lộ 'khoảng trống mênh mông' của không quân chiến lược TQ 1 thập kỷ tới

07/03/2013 19:00
Đất Việt online
Theo tính toán từ năm 2020 đến 2030 được xem là giai đoạn "mù" của lực lượng không quân chiến lược TQ, đây chính là điều khiến Bắc Kinh trăn trở...
Thực hiện việc thay máu lực lượng không quân chiến lược trong khoảng 10 năm từ 2020 – 2030, Trung Quốc sẽ chỉ còn 36 chiếc H-10 và một phần nhỏ H-6, qua đó lực lượng không quân chiến lược của TQ sẽ xuất hiện khoảng trống mênh mông không thể bù đắp được, điều tối kỵ trong chiến lược thể hiện sức mạnh của một cường quốc.
Thực hiện việc thay máu lực lượng không quân chiến lược trong khoảng 10 năm từ 2020 – 2030, Trung Quốc sẽ chỉ còn 36 chiếc H-10 và một phần nhỏ H-6, qua đó lực lượng không quân chiến lược của TQ sẽ xuất hiện khoảng trống mênh mông không thể bù đắp được, điều tối kỵ trong chiến lược thể hiện sức mạnh của một cường quốc.
Vốn dựa vào Nga để xây dựng lực lượng không quân chiến lược nên Bắc Kinh đang rất khát khao có được những cỗ máy bay có tuổi thọ được kéo dài cũng như đủ sức mạnh để gánh vác trọng trách chờ đợi cho đến khi có lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược đủ mạnh.
Vốn dựa vào Nga để xây dựng lực lượng không quân chiến lược nên Bắc Kinh đang rất khát khao có được những cỗ máy bay có tuổi thọ được kéo dài cũng như đủ sức mạnh để gánh vác trọng trách chờ đợi cho đến khi có lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược đủ mạnh.
Bản thân Nga trong quá trình thay máu của mình với dự án chế tạo siêu máy bay ném bom chiến lược tầm xa (PAD DA) mới cũng vẫn phải tính đến khả năng nâng cao tuổi thọ phục vụ trong quân đội của TU-95MS lên đến năm 2040, điều mà TQ không thể có được.
Bản thân Nga trong quá trình thay máu của mình với dự án chế tạo siêu máy bay ném bom chiến lược tầm xa (PAD DA) mới cũng vẫn phải tính đến khả năng nâng cao tuổi thọ phục vụ trong quân đội của TU-95MS lên đến năm 2040, điều mà TQ không thể có được.
TU-95 (tên NATO là Bear) là loại máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược được đánh giá là thành công nhất và có thời gian phục vụ lâu nhất trong không quân của hãng Tupolev. Tu-95 là loại máy bay ném bom chiến lược dùng động cơ cánh quạt duy nhất từng hoạt động.
TU-95 (tên NATO là Bear) là loại máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược được đánh giá là thành công nhất và có thời gian phục vụ lâu nhất trong không quân của hãng Tupolev. Tu-95 là loại máy bay ném bom chiến lược dùng động cơ cánh quạt duy nhất từng hoạt động.
Máy bay TU-95 có phi hành đoàn gồm 7 người trong đó có 2 phi công, 1 pháo thủ và 4 người hỗ trợ. Nó được trang bị 1-2 pháo AM-23 nòng 23mm ở đuôi để tự vệ và có khả năng mang được 15 tấn tên lửa không đối đất như Kh-20, Kh-22, Kh-26 và Kh-55.
Máy bay TU-95 có phi hành đoàn gồm 7 người trong đó có 2 phi công, 1 pháo thủ và 4 người hỗ trợ. Nó được trang bị 1-2 pháo AM-23 nòng 23mm ở đuôi để tự vệ và có khả năng mang được 15 tấn tên lửa không đối đất như Kh-20, Kh-22, Kh-26 và Kh-55.
Vào đầu năm 2013, Bộ Quốc phòng Nga bắt đầu hiện đại hóa máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-95MS lên chuẩn Tu-95MSM,
Vào đầu năm 2013, Bộ Quốc phòng Nga bắt đầu hiện đại hóa máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-95MS lên chuẩn Tu-95MSM,
Trong quá trình hiện đại hóa, Tu-95MS sẽ chỉ được thay thế thiết bị vô tuyến điện tử, còn khung thân và động cơ vẫn giữ nguyên.
Trong quá trình hiện đại hóa, Tu-95MS sẽ chỉ được thay thế thiết bị vô tuyến điện tử, còn khung thân và động cơ vẫn giữ nguyên.
Dự kiến, máy bay sẽ được lắp hệ thống ngắm, dẫn đường mới, cho phép sử dụng các tên lửa hành trình chiến lược mới Kh-101. Ngoài ra, TU-95MS còn được lắp hệ thống dẫn đường Glonass.
Dự kiến, máy bay sẽ được lắp hệ thống ngắm, dẫn đường mới, cho phép sử dụng các tên lửa hành trình chiến lược mới Kh-101. Ngoài ra, TU-95MS còn được lắp hệ thống dẫn đường Glonass.
Vai trò của lực lượng không quân chiến lược của Nga trong thời gian tới vẫn phải dựa vào sức mạng của TU-95MS điều mà TQ không có được, chính vì thế không loại trừ khả năng Bắc Kinh sẽ ngỏ lời mua lại những “gã khổng lồ“ TU-95 nhằm khỏa lấp đi khoảng trống mênh mông trong giai đoạn quan trọng để khẳng định vị thế của một cường quốc trong thập kỷ tới.
Vai trò của lực lượng không quân chiến lược của Nga trong thời gian tới vẫn phải dựa vào sức mạng của TU-95MS điều mà TQ không có được, chính vì thế không loại trừ khả năng Bắc Kinh sẽ ngỏ lời mua lại những “gã khổng lồ“ TU-95 nhằm khỏa lấp đi khoảng trống mênh mông trong giai đoạn quan trọng để khẳng định vị thế của một cường quốc trong thập kỷ tới.
Hình ảnh động cơ TU-95MS rẽ mây khiến báo chí TQ ngất ngây được đăng tải trên trang quân sự “quân giải phóng ND Trung Hoa“.
Hình ảnh động cơ TU-95MS rẽ mây khiến báo chí TQ ngất ngây được đăng tải trên trang quân sự “quân giải phóng ND Trung Hoa“.
Đất Việt online