Tình hình Biển Đông:

"Đá chọi đá" với TQ trên Biển Đông sẽ không thắng

21/08/2011 19:44
(GDVN) – Để chuẩn bị cho chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của Tổng thống Aquino, Philippines đang “hạ giọng” trong vấn đề Biển Đông.
(GDVN) – Để chuẩn bị cho chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của Tổng thống Aquino, Philippines đang “hạ giọng” trong vấn đề Biển Đông.

Dưới đây là tổng hợp hai bài viết được đăng tải trên trang Phượng Hoàng và Eastday.
Ngày 25/7/2011, Tổng thống Philippines đã trình bày Báo cáo Tình hình quốc gia tại Quốc hội nước này.
Ngày 25/7/2011, Tổng thống Philippines đã trình bày Báo cáo Tình hình quốc gia tại Quốc hội nước này.
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” đưa tin, ngày 18/8/2011, Bộ Ngoại giao Philippines ra tuyên bố cho biết, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III sẽ thăm Trung Quốc từ ngày 30/8 đến ngày 3/9/2011.

Theo AFP, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, Aquino thăm Trung Quốc sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương Philippines-Trung Quốc trong các lĩnh vực thương mại, du lịch, giáo dục, văn hóa, “nhưng không nhắc tới vấn đề Biển Đông”.

Ngày 18/8, Bloomberg Mỹ cho rằng, so với trước, Aquino III gần đây đã “hạ giọng” rõ rệt trong vấn đề Biển Đông. Ông nói, “đá chọi đá, Philippines sẽ không thắng nổi Trung Quốc”.

Ngày 18/8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã xác nhận tin Aquino III sẽ thăm Trung Quốc.

Theo tờ "Manila Bulletin" Philippines, chuyến thăm Trung Quốc lần đầu tiên của Aquino III sẽ lần lượt đến Bắc Kinh, Thượng Hải và nguyên quán của ông – tỉnh Phúc Kiến. Tổ tiên của Aquino III đã rời Phúc Kiến đến Philippinese từ rất sớm.

Trước đây, báo chí Philippinese luôn kêu gọi Aquino III chuyển tới Trung Quốc “tín hiệu mạnh mẽ” trong vấn đề Biển Đông khi ông tới thăm Trung Quốc. Bản thân ông cũng nói, sẽ thúc giục Trung Quốc xem xét lại đề nghị đưa vấn đề Biển Đông lên Tòa án Luật biển Quốc tế Liên Hợp Quốc.

Nhưng ngày 18/8, AFP cho biết, mặc dù Philippinese làm cho Trung Quốc rất không hài lòng trong vấn đề Biển Đông, nhưng Philippines vẫn hy vọng đạt được hiệp định thương mại với Trung Quốc.

Ngày 18/8, tờ Associated Press cho biết, tuyên bố của chính phủ Philippines cho thấy, vấn đề thương mại và kinh tế sẽ thay cho vấn đề Biển Đông để trở thành vấn đề chính trong chuyến thăm Trung Quốc của Aquino III.

Tin cho biết, chuyến thăm Trung Quốc lần này của Aquino sẽ mang theo 4 Bộ trưởng, đoàn doanh nghiệp 200 người. Ông bày tỏ hy vọng chuyến thăm Trung Quốc “sẽ ký rất nhiều thỏa thuận thương mại”.

Ngày 18/8, Bloomberg có bài viết tựa đề “Trước chuyến thăm Trung Quốc, Aquino làm nhạt vấn đề Biển Đông” cho biết, ngày 16/8 khi trả lời báo chí ở Phủ Tổng thống, Aquino III nói, Trung Quốc có quá nhiều sức nặng để biến Biển Đông thành xung đột,

“nếu chúng ta và họ chơi một trận quyền anh, họ có 1,3 tỷ người, còn chúng ta chỉ có 95 triệu người, chúng ta chắc chắn sẽ không thể giành chiến thắng. Nhưng, nếu họ (Trung Quốc) lựa chọn các đóng cửa thương mại, thì cũng hoàn toàn không sáng suốt, họ cần duy trì tăng trưởng kinh tế”.

Bloomberg cho biết, thái độ này của Aquino III rất ôn hòa so với ngôn từ chói tai trong Báo cáo tình hình quốc gia trong tháng 7/2011. Tin còn dẫn lời của học giả vấn đề quốc tế Singapore, Amos phân tích cho biết: "Aquino nhận ra rằng, Trung Quốc vẫn là một đối tác địa-kinh tế và địa chính trị rất quan trọng. Philippines muốn nhấn mạnh sự khác biệt giữa hai bên, nhưng chưa đạt tới mức đe dọa đến quan hệ với Trung Quốc".

Ngày 25/7, trong Báo cáo tình hình quốc gia, Aquino III đã tuyên bố chuẩn bị sử dụng vũ lực, bảo vệ lãnh thổ của Philippines trên Biển Đông, đồng thời cho biết chính phủ Philippines sẽ nâng cấp lực lượng vũ trang, mua tàu chiến và vũ khí mới.

Đối với vấn đề này, các tờ báo Trung Quốc (báo Đông Phương) đã bày tỏ hoan nghênh về sự “kiềm chế” này. Bài báo cho rằng, giữ kiềm chế phù hợp với lợi ích chung của các bên. Vấn đề lãnh thổ luôn rất phức tạp, tác động đến tình cảm của người dân. Nếu không biết kiềm chế, sẽ dẫn đến “mất kiểm soát về tình cảm”, chắc chắn sẽ gây ra hậu quả khôn lường.

Theo bài báo, vấn đề quan trọng nhất của các nước (Trung Quốc, Philippines, Việt Nam) là phát triển. Thúc đẩy phát triển cần phải có môi trường hòa bình, ổn định, cần tăng cường hợp tác. Vấn đề Biển Đông tiếp tục nóng lên sẽ bất lợi cho các bên.

Cũng theo bình luận của bài báo, kiềm chế là một sự lựa chọn sáng suốt, là tiền đề cho giải quyết vấn đề. Bình tĩnh mới có thể nhận rõ cái chủ yếu và thứ yếu, thoát khỏi mây mù.

Vấn đề Biển Đông là vấn đề do lịch sử để lại, trong những năm qua lại tăng thêm các yếu tố kinh tế và bên ngoài chi phối, sẽ không dễ dàng giải quyết ngay được.

Đông Bình (Tổng hợp)