Thêm nhiều bằng chứng khẳng định "Vinacafe không thật”

23/03/2013 08:20
Hân Ni
(GDVN) - Người tiêu dùng Việt có thể dễ dàng nhận thấy, trên bao bì của loại Vinacafe mới ghi rõ thành phần bao gồm: “Đường, bột kem thực vật, cà phê hòa tan (14%). Sugar, Non–dairy Creamer, Instant coffee (14%)”...
Masan tuyên bố sẽ phát triển sản phẩm Vinacafe... pha trộn
Trong khi Vinacafe Biên Hòa không ngừng khẳng định, các sản phẩm Vinacafe là cà phê thật, nguyên chất "cà phê chỉ làm từ cà phê". thì trong báo cáo vào tháng 4/2012 của Công ty Cổ phần Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (viết tắt là HSC) được Masan Group công bố trên website chính thức, đã đề cập tới việc Masan Consumer lên kế hoạch phối hợp cùng Vinacafe đưa ra thị trường sản phẩm cà phê hòa tan, ngũ cốc và cà phê rang xay mới (bình dân có hương vị pha trộn) trong quý 3 và quý 4/2012.

Trong thông tin báo cáo Masan công bố trên website chính thức của mình có đề cập tới việc Masan phối hợp cùng Vinacafe đưa ra thị trường sản phẩm cà phê rang xay có hương vị pha trộn...
Trong thông tin báo cáo Masan công bố trên website chính thức của mình có đề cập tới việc Masan phối hợp cùng Vinacafe đưa ra thị trường sản phẩm cà phê rang xay có hương vị pha trộn...
Cụ thể, trong báo cáo này có nêu rõ: “Trong năm 2011, doanh thu từ cà phê rang xay của VCF (Vinacafe – pv) chỉ đạt 12 tỷ đồng và công ty chỉ giữ 1,4% thị phần. Điều này có lẽ là do sản phẩm cà phê rang xay của Vinacafe chưa đáp ứng được khẩu vị cà phê của đại đa số người tiêu dùng trên thị trường vì người tiêu dùng thường thích hương vị pha trộn giữa cà phê, ngô và đậu tương thay vì chỉ có mỗi vị cà phê. Do đó, Masan và VCF đã phối hợp với nhau để đưa sản phẩm cà phê rang xay bình dân có hương vị pha trộn và mang tính phổ biến”.

“Cà phê thật”: Chiêu quảng cáo đánh vào sự sợ hãi của Masan?

“Cà phê thật”: Chiêu quảng cáo "đánh vào sự sợ hãi" của Masan?

Tuyên bố cà phê thật nhưng Vinacafe vẫn dùng phụ gia?

Tuyên bố "cà phê thật" nhưng Vinacafe vẫn dùng phụ gia?

Bóc mẽ quảng cáo vô căn cứ của Vinacafe Biên Hòa

"Bóc mẽ" quảng cáo vô căn cứ của Vinacafe Biên Hòa

Như vậy, trong khi Masan Consumer hiện đang lãnh đạo và nắm giữ hơn 50% cổ phần tại Vinacafe Biên Hòa nhưng Masan và Vinacafe lại "bất nhất" trong các thông tin phát đi, một đằng nói sẽ phát triển “cà phê rang xay bình dân có hương vị pha trộn”, một đằng tuyên chiến với sản phẩm cà phê pha trộn.

Có thể thấy, những thông tin của HSC được Masan công bố công khai trên website của mình dường như trái với những gì mà lãnh đạo Vinacafe Biên Hòa tuyên bố trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian vừa qua.

Vinacafe mới không phải “chỉ làm từ cà phê”

Trong quảng cáo phát sóng thường xuyên trên truyền hình của Vinacafe có đưa ra một câu hỏi “Thế nào là cà phê thật?” và cũng chính Vinacafe trả lời rằng: Thật vì “chỉ làm từ cà phê của 8 vùng đặc sản ngon nhất của Việt Nam”, “hoàn toàn không dùng phụ gia tổng hợp tạo mùi cà phê nên giữ được mùi thơm lâu như vậy”.
Tuy nhiên, trong 8 vùng đặc sản ngon nhất Việt Nam mà Vinacafe quảng cáo, theo báo Đất Việt, chỉ 1 trong số này được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, còn 7 nơi còn lại chưa hề đăng ký bảo hộ. Vậy Vinacafe Biên Hoà lấy căn cứ gì để nói 7 vùng còn lại có cà phê  ngon nhất Việt Nam?

Thứ nữa, trên thực tế, tất cả mọi sản phẩm của Vinacafe Biên Hoà đều có in trên bao bì sản phẩm là sử dụng hương liệu hay phụ gia.

Bằng chứng là người tiêu dùng Việt Nam có thể dễ dàng nhận thấy, trên bao bì của loại Vinacafe mới này ghi rõ thành phần bao gồm: “Đường, bột kem thực vật, cà phê hòa tan (14%). Sugar, Non–dairy Creamer, Instant coffee (14%)”.

Như vậy, nguyên liệu thành phần sử dụng của Vinacafe mới chỉ là "cà phê hòa tan 14%" không phải cà phê nguyên chất.
Một lãnh đạo cấp cao của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (đề nghị không ghi rõ tên) cũng nhấn mạnh: Mặc dù Cục chưa tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm nhưng việc trộn thêm bắp, ngô hay đậu tương vào cà phê, không đáng ngại tới sức khỏe của người tiêu dùng. 

Quảng cáo Vinacafe mới "cà phê chỉ làm từ cà phê" nhưng thành phần lại không phải chỉ làm từ cà phê.
Quảng cáo Vinacafe mới "cà phê chỉ làm từ cà phê" nhưng thành phần lại không phải chỉ làm từ cà phê.
Một vị lãnh đạo Cục cũng phản đối cách gọi “cà phê giả” của Vinacafe. “Thế nào là giả? Nhiều thực phẩm hàng ngày ta sử dụng thường không bao giờ 100% nguyên chất cả, và không phải cứ thêm chất độn khác vào thì gọi là giả. Tất cả sản phẩm cà phê hòa tan trên thế giới dù cao cấp như VIA của Starbucks hay Vina đều phải có phụ gia trong sản phẩm. 

“Tôi không bao giờ uống được cà phê trong khách sạn pha vì nó nhạt nhẽo. Nhưng người Tây thì lại không uống được thứ cà phê của ta – thứ mà họ gọi là strong (mạnh, đặc). Do vậy, chế biến thế nào cho phù hợp với từng loại sản phẩm và cho từng người khác nhau mà vẫn đảm bảo phụ gia thêm đó an toàn là được” – vị lãnh đạo chia sẻ. 

* (Còn tiếp)

* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi

Hân Ni