Ấn Độ: Dùng hình nộm cảnh sát giao thông để chấn chỉnh ý thức lái xe

29/03/2013 06:10
Nguyễn Hường (nguồn Daily Mail)
(GDVN) - Các hình nộm cảnh sát giao thông này được làm với kích thước và hình ảnh giống y như người thật để đánh lừa các lái xe buộc họ phải tuân thủ luật giao thông.

Thay vì sử dụng các thiết bị điện tử để buộc các lái xe tuân thủ luật, lực lượng cảnh sát giao thông thành phố công nghệ cao Bangalore của Ấn Độ đã nghĩ ra một giải pháp tăng lượng lớn nhân viên có thể làm việc 24/24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần không ngừng nghỉ mà họ không đòi nhận lương hay biết nhận hối lộ.
Các hình nộm cảnh sát giao thông này được làm với kích thước và hình ảnh giống y như người thật khiến các lái xe đi từ xa khó có thể phân biệt được đó là người thật hay chỉ là hình in trên những tấm bìa các-tông.
Các hình nộm cảnh sát giao thông này được làm với kích thước và hình ảnh giống y như người thật khiến các lái xe đi từ xa khó có thể phân biệt được đó là người thật hay chỉ là hình in trên những tấm bìa các-tông.

Để có thể giảm thiểu số người chết vì tai nạn giao thông đang ở mức 2 người/ngày và đáp ứng nhu cầu cần tăng gấp đôi số lượng cảnh sát giao thông từ 3000 lên 6000 nhưng không quá tốn kém, Bangolare đã chọn cách in hình các cảnh sát giao thông lên bìa cứng sao cho chúng giống y như thật rồi đặt trên các tuyến phố để buộc các lái xe đi đúng tốc độ quy định.
Các cảnh sát giao thông ảo này được đặt trên những khu phố đông đúc nhất ở Bangalore, thành phố có 8,5 triệu dân.

Một người địa phương thậm chí còn trò chuyện với viên cảnh sát giao thông giả này vì trông nó quá thật.
Một người địa phương thậm chí còn trò chuyện với viên cảnh sát giao thông giả này vì trông nó quá thật.
Các quan chức thành phố tin rằng bằng cách này họ có thể đánh lừa các lái xe, những người luôn đi quá tốc độ và vi phạm luật bất cứ khi nào họ không trông thấy có cảnh sát giao thông.
Tuy nhiên, về lâu dài, thành phố có kế hoạch thay thế chúng bằng các cảnh sát giao thông thật khi người dân đã quá quen thuộc với cách bố trí chúng và tiếp tục tái vi phạm giao thông.
Các cảnh sát ảo này được làm với kích thước và hình ảnh giống y như người thật khiến các lái xe đi từ xa khó có thể phân biệt được đó là người thật hay chỉ là hình in trên những tấm bìa các-tông.
Các cảnh sát ảo này được làm với kích thước và hình ảnh giống y như người thật khiến các lái xe đi từ xa khó có thể phân biệt được đó là người thật hay chỉ là hình in trên những tấm bìa các-tông.
Các cảnh sát ảo này được làm với kích thước và hình ảnh giống y như người thật khiến các lái xe đi từ xa khó có thể phân biệt được đó là người thật hay chỉ là hình in trên những tấm bìa các-tông.
Nguyễn Hường (nguồn Daily Mail)