Các nhà khoa học Nga tới Mỹ "sống thử" cuộc sống trên sao Hỏa

17/04/2013 13:19
Nguyễn Hường (nguồn RT)
(GDVN) - Một nhóm các nhà khoa học Nga đã tới Mỹ hôm 16/4 để bắt đầu chương trình mô phỏng cuộc chinh phục sao Hỏa dự kiến sẽ bắt đầu 4 ngày sau đó.
Sáu nhà du hành vũ trụ Nga sẽ có 2 tuần sống trong điều kiện tương tự như những gì họ có thể sẽ trải nghiệm trên sao  Hỏa tại một sa mạc hẻo lánh thuộc hẻm núi Utah của Mỹ có cảnh quan giống như ở trên sao Hỏa. 

Trạm nghiên cứu sa mạc sao Hỏa (MDRS) ở San Rafael Swell, miền nam Utah.
Trạm nghiên cứu sa mạc sao Hỏa (MDRS) ở San Rafael Swell, miền nam Utah.

Trạm nghiên cứu sa mạc sao Hỏa (MDRS) sẽ là nơi trú ẩn của các nhà du hành vũ trụ Nga trong 2 tuần để họ thử nghiệm các kỹ năng cần thiết để duy trì cuộc sống không có nước trên sao Hỏa trong quá trình thực hiện các nghiên cứu y học, địa chất và thiên văn. 
MDRS được thành lập trong năm 2002 và đã đón tiếp 128 nhóm nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới. Trong vài ngày tới, nó sẽ lần đầu tiên trở thành ngôi nhà tạm cho các nhà nghiên cứu của Nga. 

127 thành viên của MDRS hiện đang làm việc tại đây.
127 thành viên của MDRS hiện đang làm việc tại đây.

Thách thức lớn nhất với phi hành đoàn lúc này là thực hiện công việc một cách hiệu quả trong điều kiện bị cô lập hoàn toàn. Họ sẽ phải sống trong một không gian nhỏ hẹp, mặc quần áo du hành vũ trụ mỗi khi đi ra ngoài.
Hành trình tới Mỹ là một phần của kế hoạch giúp các nhà nghiên cứu Nga thích ứng với điều kiện sống trên sao Hỏa trước khi tiến hành dự án chinh phục hành tinh này thực sự.

Trong năm 2010 - 2011, 5 thành viên của nhóm này đã bị nhốt 17 tháng trong một tàu vũ trụ giả để mô phỏng chuyến bay tới hành tinh đỏ và trở về. Nhóm phi hành gia tới Mỹ lần này được thành lập trong mùa hè năm 2012. Hầu hết họ là chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp vũ trụ.

Xe đi trên sa mạc bên ngoài các tòa nhà của MDRS.
Xe đi trên sa mạc bên ngoài các tòa nhà của MDRS.

Ngành công nghiệp không gian của Nga đang cón hiều dấu hiệu khởi sắc khi Tổng thống Putin hứa hẹn sẽ chi khoảng 52 tỷ đô la đến năm 2020. Tuy nhiên, số tiền này vẫn chưa đủ so với đòi hỏi của nó. Sao Hỏa được coi là hành tinh tiềm năng nhất để con người có thể trú ngụ trong tương lai một khi Trái Đất không còn là nơi sinh sống an toàn cho nhân loại nữa. Trong nhiều năm qua, NASA và các nhà khoa học quốc tế, gồm cả Nga, đã tiến hành một loạt dự án khám phá, tìm kiếm sự sống trên hành tinh này để làm cơ sở cho các chương trình di dân trong tương lai.
Phi hành đoàn MDRS khám phá bề mặt sa mạc ở Utah giống như trên sao Hỏa.
Phi hành đoàn MDRS khám phá bề mặt sa mạc ở Utah giống như trên sao Hỏa.
Trạm được trang bị với một kính thiên văn Celestron 14-inch CGE1400.
Trạm được trang bị với một kính thiên văn Celestron 14-inch CGE1400.
Phi hành đoàn MDRS lái xe ATV mô phỏng hành trình khám phá bề mặt sao Hỏa.
Phi hành đoàn MDRS lái xe ATV mô phỏng hành trình khám phá bề mặt sao Hỏa.
Toàn cảnh hẻm núi ở San Rafael Swell, Utah, nơi MDRS được đặt.
Toàn cảnh hẻm núi ở San Rafael Swell, Utah, nơi MDRS được đặt. 
Nguyễn Hường (nguồn RT)