Thị trường bia Việt lớn nhưng không dễ cho đại gia AB InBev

02/05/2013 07:11
Hoàng Lực
(GDVN) - Dân số đông, lượng bia tiêu thụ lớn nhất khu vực Đông Nam Á... Việt Nam đang trở thành thị trường hấp dẫn với nhiều hãng bia lớn thương hiệu trên toàn thế giới. Nhưng Việt Nam không phải là nơi dễ kiếm ra món lợi khổng lồ...

Mới đây Anheuser-Busch InBev, tập đoàn bia đa quốc gia có trụ sở tại Bỉ, nổi tiếng với thương hiệu Budweiser, cho biết sẽ có mặt tại Việt Nam cuối năm 2014 và xây nhà máy bia tại đây.

Anheuser-Busch InBev (AB InBev) nhận định Việt Nam với dân số 90 triệu người được coi là một trong những thị trường bia hấp dẫn nhất khu vực. Doanh số bán bia tại đây được dự đoán tăng trung bình 10% mỗi năm giai đoạn 2010 - 2020. 

Budweiser là nhãn hiệu bia rất nổi tiếng của AB InBev sẽ có mặt ở Việt Nam năm 2014. Ảnh: CNN
Budweiser là nhãn hiệu bia rất nổi tiếng của AB InBev sẽ có mặt ở Việt Nam năm 2014. Ảnh: CNN

Nhận định này của Anheuser-Busch InBev không hề sai. Việt Nam đang là quốc gia có xu hướng gia tăng nhanh về mức tiêu thụ bia bình quân đầu người: Mức tiêu thụ rượu, bia bình quân đầu người (trên 15 tuổi) đã tăng từ 10,04 lít bia năm 2000 lên 22 lít bia năm 2008. Hiện nay, mức tiêu thụ rượu, bia bình quân tại Việt Nam khoảng 1,07% cồn nguyên chất/người/năm đứng thứ 149 thế giới (bia là 27 lít/người/năm).

Những đại gia hàng đầu thế giới đang “đổ bộ” vào Việt Nam

Những đại gia hàng đầu thế giới đang “đổ bộ” vào Việt Nam

Ngoài bầu Đức, còn bao nhiêu doanh nghiệp Việt đang làm ăn tại Lào?

Ngoài bầu Đức, còn bao nhiêu doanh nghiệp Việt đang làm ăn tại Lào?


Đáng chú ý, tỷ lệ đã từng sử dụng rượu bia ở vị thành niên và thanh niên Việt Nam tăng nhanh sau 5 năm (2003 đến 2008) và hiện đang ở mức rất cao: tỷ lệ có sử dụng rượu, bia là 79,9% đối với nam và 36,5% đối với nữ trong đó 60,5% nam và 22% nữ cho biết đã từng say rượu/bia. Trong số 87,2%  người có sử dụng rượu, bia (năm 1998) thì có 25% uống rượu từ tuổi 18. 
Theo một con số thông kê khác của hãng nghiên cứu Euromonitor International tính đến tháng 10/2012, Việt Nam là nước tiêu thụ bia nhiều nhất ASEAN với gần 2,6 tỷ lít năm 2011. Trước đó, năm 2010, hãng từng đánh giá thị trường bia Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao. Năm 2009, Việt Nam tiêu thụ 1,6 tỷ lít bia, tăng tới 56% so với năm 2004.
Trong khi đầu năm 2012, Kirin Holdings, công ty bia hàng đầu Nhật Bản cũng đánh giá trong 25 quốc gia đứng đầu danh sách, lượng tiêu thụ tăng đáng kể nhất là ở các nước Nigeria (tăng 17,2%), Ấn Độ (tăng 17%), Brazil (tăng 16%) và Việt Nam (15%).
Những con số thống kê cho thấy tỉ lệ tiêu thụ bia lớn của thị trường Việt Nam, điều này giải thích tại sao hầu hết các nhãn hiệu bia lớn của thế giới như Carlsberg, Heineken và SABMiller đều đã có mặt tại Việt Nam, bằng đầu tư trực tiếp hoặc liên doanh. 
Hiện tại thị trường trong nước theo thống kê ở giai đoạn 1990-2009, cả nước có khoảng gần 500 cơ sở sản xuất bia, trong đó, trên 400 cơ sở sản xuất tư nhân, sản xuất nhỏ. Các cơ sở bia nhỏ phát triển tràn lan. Trên địa bàn nhỏ của một quận nội thành Hà Nội có tới 40-50 cơ sở sản xuất bia (quận Hai Bà Trưng - Hà Nội), thành phố Hải Phòng có tới 20 cơ sở. TP.Hồ Chí Minh có trên 60 xưởng sản xuất bia và có những xưởng tư nhân với công suất trung bình từ 5 - 30 triệu lít. 
Các cơ sở sản xuất này đa phần là nhỏ lẻ, công nghệ, thiết bị lạc hậu, chất lượng rượu, bia không bảo đảm an toàn ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng. Trong khi nhu cầu của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm bia ngày càng lớn điều này cũng tạo tiền đề cho nhiều hãng bia lớn muốn đến đầu tư ở Việt Nam.

Việt Nam là nước tiêu thụ nhiều bia nhất Đông Nam Á.
Việt Nam là nước tiêu thụ nhiều bia nhất Đông Nam Á.

Theo tính toán hiện nay, ngành rượu, bia có tốc độ tăng trưởng bình quân từ 10% đến 15%/năm. Sau khi thực hiện quy hoạch đối với ngành bia, cả nước hiện còn khoảng 100 cơ sở sản xuất bia quy mô công nghiệp. Năm 2011, sản lượng bia đạt 2.620 triệu lít, nộp ngân sách là 13.600 tỷ đồng tương đương khoảng 4% tổng thu ngân sách. Mục tiêu của ngành bia đến năm 2020 đạt sản lượng khoảng 4 tỷ lít/năm và đến 2025 là khoảng 6 tỷ lít/năm. Mức thuế đối với bia hiện là 45% và theo cam kết WTO trong thời gian tới sẽ là 50%.

Tuy nhiên, nhận xét về ý định đầu tư của AB Inbev  vào Việt Nam, phát biểu trên Vnexpress, ông Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) lưu ý: Sẽ không dễ dàng để các hãng bia nước ngoài thành công ở Việt Nam.

"Nhiều ông lớn đã tham gia thị trường bia Việt Nam nhưng nhiều người đã ra đi, hoặc không phát triển được", ông Việt nói. Điển hình là Foster’s và Laser, hai nhãn hiệu bia lớn từng khiến thị trường bia Việt Nam "dậy sóng" giai đoạn 2004-2005 với chiến lượng quảng bá thương hiệu, marketing trên thị trường đến nay dường như những thương hiệu này đã "cáo chung".

Do vậy, ông nêu quan điểm rằng các hãng nước ngoài muốn thành công phải có chiến lược và tính toán thận trọng, bởi Việt Nam không phải là nơi dễ kiếm ra món lợi khổng lồ.

* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi


Tuyên bố chấm dứt tranh luận bất động sản của Alan Phan

Tức như dùng... voucher

Tức như dùng... voucher

Ngoài bầu Đức, còn bao nhiêu doanh nghiệp Việt đang làm ăn tại Lào?

Ngoài bầu Đức, còn bao nhiêu doanh nghiệp Việt đang làm ăn tại Lào?

Tuyên bố chấm dứt tranh luận bất động sản của Alan Phan

Tức như dùng... voucher

Tức như dùng... voucher

Ngoài bầu Đức, còn bao nhiêu doanh nghiệp Việt đang làm ăn tại Lào?

Ngoài bầu Đức, còn bao nhiêu doanh nghiệp Việt đang làm ăn tại Lào?

Hoàng Lực