Luật sửa đổi mua sắm quốc phòng Ấn Độ: ưu tiên hàng nội

04/05/2013 07:39
Việt Dũng
(GDVN) - Đây là một hướng đi đúng đắn, nếu kiên trì thực hiện thì sẽ giúp cho nền công nghiệp quốc phòng còn non yếu của Ấn Độ phát triển.
Tàu vận tải đổ bộ INS Jalashwa của Hải quân Ấn Độ, có lượng giãn nước 16.900 tấn, mua của Mỹ năm 2005, trị giá khoảng 48,23 triệu USD.
Tàu vận tải đổ bộ INS Jalashwa của Hải quân Ấn Độ, có lượng giãn nước 16.900 tấn, mua của Mỹ năm 2005, trị giá khoảng 48,23 triệu USD.

Trang mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc vừa có bài viết cho biết, quyết sách “chỉ mua vũ khí nước ngoài khi trong nước không thể sản xuất” của Ấn Độ có thể giúp cho nhiều doanh nghiệp Ấn Độ hơn lập ra công ty liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài, điều này có thể tiếp tục giảm hiệu suất của hệ thống mua sắm rất chậm chạp và phiền phức.

Ngày 20/4, Luật sửa đổi mới chính sách mua sắm quốc phòng Ấn Độ  do Ủy ban mua sắm quốc phòng phê chuẩn, yêu cầu chỉ khi không có sự lựa chọn khác mới mua vũ khí của nước ngoài, thứ tự ưu tiên của phương thức mua sắm mới như sau:

- Mua hàng Ấn Độ.

- Thành lập doanh nghiệp liên doanh với công ty nước ngoài, mua và chế tạo ở Ấn Độ.

- Ấn Độ chế tạo, do công ty nước này thiết kế, phát triển, đồng thời chế tạo hệ thống hoàn thiện.

- Mua sắm và thông qua chuyển nhượng công nghệ sản xuất, có thể đến từ công ty nước ngoài.

- Mua sắm toàn cầu.

Máy bay vận tải chiến thuật C-130J Super Hercules của Không quân Ấn Độ, mua của Mỹ
Máy bay vận tải chiến thuật C-130J Super Hercules của Không quân Ấn Độ, mua của Mỹ

Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, lựa chọn bất kỳ phương thức nào đều phải nói rõ tại sao không áp dụng phương thức có cấp độ ưu tiên cao hơn.

Luật sửa đổi không sử dụng thích hợp với các chương trình đang được triển khai, cho nên máy bay chiến đấu đa năng hạng trung (đã lựa chọn máy bay Rafale của Công ty Dassault Pháp) sẽ không bị ảnh hưởng.

Có nhà phân tích cho rằng, việc sửa đổi này chính là phản ứng tự nhiên đối với một loạt vụ bê bối tiêu cực trong mua sắm quốc phòng gần đây.

Nhưng, do thị trường quốc phòng trong nước của Ấn Độ vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển, điều kiện sản xuất thông thường của các công ty Ấn Độ tương đối kém, không đáp ứng được nhu cầu trang bị quân sự tiên tiến.

Một giám đốc điều hành công ty nước ngoài cho biết, chính sách mới có thể làm cho các công ty nước ngoài hợp tác nhiều hơn với các doanh nghiệp Ấn Độ, sao chép trang bị tại Ấn Độ, đáp ứng yêu cầu “chế tạo tại Ấn Độ”.

Đặt “mua sắm toàn cầu” ở vị trí cuối cùng cũng có nghĩa là xác định tiến độ của nhà cung cấp hàng hóa nước ngoài tiếp tục chậm lại, bởi vì trước tiên xác định xem có mua hàng nội hay không.

70% vũ khí trang bị của Ấn Độ đến từ nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân đóng góp rất ít, mỗi năm không đến 500 triệu USD. Chính sách mới muốn thúc đẩy sản xuất vũ khí trong nước, nhưng không xác định điều này có trở thành hiện thực hay không.

Ấn Độ mua 126 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp
Ấn Độ mua 126 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp

Việc xác định quyền ưu tiên mua tiếp tục là một bước đi theo phương hướng đúng đắn, nhưng việc thực hiện nó cần phải kiên trì, nếu không, tuy coi trọng “Ấn Độ chế tạo”, nhưng sẽ vẫn lệ thuộc vào nước ngoài.

Pháp coi luật sửa đổi lần này là một biện pháp giành thuận lợi trong cuộc bầu cử vào giữa tháng 4-5/2014. Tuy luật sửa đổi sẽ không ảnh hưởng tới giao dịch 126 máy bay chiến đấu Rafale, nhưng Công ty Dassault Pháp vẫn đưa ra biện pháp thúc đẩy công nghiệp trong nước Ấn Độ.

Nếu hai bên ký kết thỏa thuận, chỉ có 18 chiếc được chế tạo ở Pháp trước, số còn lại sẽ được sản xuất ở Ấn Độ, từ nguyên vật liệu đến linh kiện, từ sản xuất linh kiện nhỏ đến lắp ráp cuối cùng.

Trong các cuộc đàm phán, Ấn Độ yêu cầu Công ty Dassault đưa ra kế hoạch sản xuất, để quan chức Ấn Độ đánh giá công việc tiến hành ở trong nước. Nhưng, Công ty Dassault không làm như vậy, bởi vì Ấn Độ còn yêu cầu Dassault làm nhà thầu chính, bảo đảm chương trình có tiến triển, Dassault thì lo ngại khả năng của đối tác Ấn Độ trong việc bàn giao máy bay theo tiêu chuẩn, thời gian và ngân sách.

Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân Chakra-2 của Nga
Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân Chakra-2 của Nga
Việt Dũng