Mỹ muốn duy trì hoạt động của máy bay ném bom B-2 đến năm 2058

05/05/2013 10:29
Đông Bình
(GDVN) - Do máy bay ném bom tầm xa LRS-B đến gần năm 2030 mới hình thành khả năng tác chiến, nên Mỹ tính duy trì, hiện đại hóa lực lượng máy bay ném bom hiện có.
Biên đội máy bay ném bom B-52 và B-2 của Quân đội Mỹ
Biên đội máy bay ném bom B-52 và B-2 của Quân đội Mỹ

Trang mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc cho biết, ngày 23/4/2013, Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) đã công bố báo cáo “Duy trì và hiện đại hóa máy bay ném bom Không quân Mỹ” (U. S. Air Force Bomber Sustainment and Modernization).

Báo cáo chỉ ra, tuổi bình quân của lực lượng máy bay ném bom B-52, B-1 và B-2 của Không quân Mỹ đã lần lượt đạt 50 năm, 28 năm và 20 năm, đồng thời khả năng phát huy hiệu quả tấn công mục tiêu sẽ tiếp tục giảm xuống; Không quân Mỹ tuy đang phát triển “máy bay ném bom tầm xa” (LRS-B), nhưng máy bay này phải đến giữa thập niên 20 mới có thể bắt đầu bay thử, gần năm 2030 mới có thể hình thành khẳ năng tác chiến ban đầu (theo nguyên văn của Bộ Quốc phòng và Không quân Mỹ:

khoảng giữa thập niên 20 của thế kỷ này, hình thành khả năng tác chiến ban đầu). Vì vậy, Không quân Mỹ đã kéo dài thời gian hoạt động của B-52 và B-1 đến năm 2040, kéo dài thời gian hoạt động của B-2 đến năm 2058.

Báo cáo chỉ ra, quyết sách của Quốc hội Mỹ liên quan đến duy trì và hiện đại hóa máy bay ném bom của Không quân Mỹ sẽ ảnh hưởng đến khả năng tấn công tầm xa của Mỹ, đồng thời gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh quốc gia Mỹ và công nghiệp hàng không-vũ trụ Mỹ.

Vì vậy, khi đưa ra quyết định, Quốc hội phải cân nhắc chiến lược an ninh quốc gia và chiến lược quốc phòng của Mỹ cùng với sứ mệnh của máy bay ném bom B-52, B-1 và B-2 trong các chiến lược này. Quốc hội có thể xem xét các nhân tố chính sau đây:

(1) Yêu cầu của chiến lược “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” của Chính phủ Obama đối với lực lượng máy bay ném bom.

Phương án máy bay ném bom tầm xa LRS-B của Northrop Grumman.
Phương án máy bay ném bom tầm xa LRS-B của Northrop Grumman.

(2) Khi hoàn thành nhiệm vụ sứ mệnh quan trọng của quân Mỹ được Bộ Quốc phòng trình bày trong “Chỉ đạo chiến lược quốc phòng”, khả năng đóng góp của máy bay ném bom.

(3) Không quân Mỹ tiếp tục duy trì sự hiện diện của máy bay ném bom tại căn cứ Anderson-Guam và khả năng duy trì, hiệu quả khẳng định khả năng điều động lực lượng toàn cầu của cả 3 loại máy bay ném bom hiện có.

(4) Thách thức “chống can dự/ngăn chặn khu vực” (A2/AD) của các đối thủ tiềm tàng và tiến triển của máy bay ném bom trong môi trường A2/AD.

(5) Vai trò của máy bay ném bom trong các hành động răn đe hạt nhân và ảnh hưởng của “Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới” đối với B-52 và B-2.

Khi Quốc hội Mỹ đưa ra quyết định có liên quan đến lực lượng máy bay ném bom, khởi điểm của họ sẽ là nhằm vào 76 máy bay ném bom B-52H, 63 máy bay ném bom B-1B và 20 máy bay ném bom B-2A hiện có. Ngoài ra, vấn đề mà Quốc hội còn muốn xem xét có thể gồm có:

(1) Khi tiếp tục tiến hành nghiên cứu chế tạo LRS-B, xem xét vấn đề thiếu số lượng liên quan đến khả năng tấn công tầm xa của Mỹ.

Phương án máy bay ném bom tấn công tầm xa tương lai của Không quân Mỹ
Phương án máy bay ném bom tấn công tầm xa tương lai của Không quân Mỹ

(2) Tính khả thi và khả năng kinh tế có thể chịu đựng được của kế hoạch duy trì và hiện đại hóa các loại máy bay ném bom của Không quân Mỹ (chúng được dùng để bổ sung bất cứ sự thiếu thốn khả năng tấn công tầm xa nào-nếu có).

(3) Cần tiếp tục đầu tư tổng cộng bao nhiêu cho phi đội B-52H và B-1B.

(4) Không quân Mỹ có kế hoạch mua 80-100 máy bay LRS-B, trong tình hình máy bay ném bom truyền thống nghỉ hưu vì lão hóa, số lượng này có đáp ứng đầy đủ nhu cầu tấn công tầm xa của Mỹ hay không.

(5) Nếu đầu tư đủ vốn cho duy trì và hiện đại hóa lực lượng máy bay ném bom hiện có, thì có thể tiếp tục trì hoãn phát triển và mua sắm LRS-B hay không.

(6) Hiện đại hóa, duy trì và phát triển vũ khí cho lực lượng máy bay ném bom, trong môi trường đe dọa A2/AD tàn khốc của thế kỷ 21, hiệu quả của những vũ khí này đối với máy bay ném bom.

(7) Trong bất cứ hoạt động tái tổ chức và đóng cửa một căn cứ nào trong tương lai, ảnh hưởng từ việc giảm (nguồn lực) duy trì và hiện đại hóa máy bay ném bom, cùng với hậu quả do số lượng máy bay ném bom từng bước giảm xuống.

(8) Khả năng bảo đảm duy trì lực lượng máy bay ném bom đang lão hóa của cơ sở công nghiệp quốc phòng Mỹ.

Một phương án máy bay ném bom tấn công tầm xa LRS-B
Một phương án máy bay ném bom tấn công tầm xa LRS-B
Phương án cánh bay nghiêng không người lái của hãng Northrop Grumman.
Phương án cánh bay nghiêng không người lái của hãng Northrop Grumman.
Phương án cánh bay có người lái của hãng Northrop Grumman.
Phương án cánh bay có người lái của hãng Northrop Grumman.
Thêm một phương án cánh bay có người lái của hãng Northrop Grumman.
Thêm một phương án cánh bay có người lái của hãng Northrop Grumman.
Phương án cánh bay của hãng Lockheed Martin
Phương án cánh bay của hãng Lockheed Martin
Phương án cánh bay không người lái của hãng Northrop Grumman.
Phương án cánh bay không người lái của hãng Northrop Grumman.
Một phương án máy bay ném bom tấn công tầm xa LRS-B
Một phương án máy bay ném bom tấn công tầm xa LRS-B
Phương án tuần tra siêu âm của hãng Lockheed Martin
Phương án tuần tra siêu âm của hãng Lockheed Martin
Thêm một phương án tuần tra siêu âm của hãng Lockheed Martin
Thêm một phương án tuần tra siêu âm của hãng Lockheed Martin
Phương án tuần tra siêu âm của hãng Northrop Grumman.
Phương án tuần tra siêu âm của hãng Northrop Grumman.
Đông Bình