Trung Quốc tổ chức khảo sát đảo trái phép xâm phạm chủ quyền Trường Sa

15/05/2013 13:30
Hồng Thủy (Nguồn: Tân Hoa Xã)
(GDVN) - Từ ngày 6/5 đến 14/5, chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã phái 1 đoàn khảo sát trái phép một số đảo, bãi đá trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, một hành động leo thang gây căng thẳng Biển Đông
Tàu Ngư chính 310 chở đoàn khảo sát đảo Hải Nam, Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa từ 6/5 đến 14/5
Tàu Ngư chính 310 chở đoàn khảo sát đảo Hải Nam, Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa từ 6/5 đến 14/5

CNA bịa đặt tin Kiểm ngư Việt Nam bắt tàu cá Đài Loan ở Biển Đông?

CNA bịa đặt tin Kiểm ngư Việt Nam bắt tàu cá Đài Loan ở Biển Đông?

La Viện: Trung Quốc phải đánh chiếm 8 đảo Philippines chốt ở Trường Sa

La Viện: Trung Quốc phải đánh chiếm 8 đảo Philippines chốt ở Trường Sa

Tân Hoa Xã ngày 15/5 đưa tin, từ ngày 6/5 đến 14/5, chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã phái 1 đoàn khảo sát trái phép một số đảo, bãi đá trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, một hành động leo thang gây căng thẳng Biển Đông, bất chấp mọi nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.
Đây là lần đầu tiên tỉnh Hải Nam, Trung Quốc phái 1 đoàn khảo sát trái phép ra Trường Sa kể từ khi thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" phi pháp, phi lý và vô hiệu hồi tháng 6 năm ngoái. Đoàn khảo sát của tỉnh Hải Nam đã đáp tàu Ngư chính 310, con tàu hiện đại nhất của lực lượng Ngư chính Trung Quốc trên Biển Đông kéo ra xâm nhập và khảo sát trái phép Đá Chữ  Thập, Đá Vành Khăn, Đá Xu Bi nằm trong quần đảo Trường Sa  thuộc chủ quyền Việt Nam (3 điểm đảo, bãi đá này đang bị lính Trung Quốc chiếm đóng trái phép - PV) và bãi ngầm James cách bờ biển Malaysia chỉ 80 km. Nhóm nhân viên khảo sát Hải Nam đã giao lưu với lính Trung Quốc đang đồn trú trái phép trên 3 điểm đảo, bãi đá này, thăm ngư dân Trung Quốc đang đánh bắt trái phép tại Trường Sa và "dân thôn Mỹ Tế", một nhóm người Trung Quốc được giới chức nước này đưa ra sinh sống và nuôi trồng thủy sản  trái phép tại đầm phá Đá Vành Khăn. Mục đích của chuyến khảo sát phi pháp này theo Tân Hoa Xã là nhằm điều tra thực địa để phục vụ cho việc làm quy hoạch phát triển cái gọi là "thành phố Tam Sa", một âm mưu độc chiếm Biển Đông thành ao nhà của Trung Quốc.

Hồng Thủy (Nguồn: Tân Hoa Xã)