Trò bẩn thỉu sau lệnh cấm đánh cá phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông

17/05/2013 13:30
Hồng Thủy
(GDVN) - Ai cho phép Trung Quốc "cấp phép đánh bắt cá" tại một vùng biển thuộc chủ quyền nước khác, cụ thể là Việt Nam? Cái gọi là "giấy phép đánh bắt cá" ở Biển Đông thực chất là 1 chiêu bài chính trị nhằm ngầm áp đặt cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông - Trường Sa với đường lưỡi bò 9 đoạn hết sức phi lý và phi pháp.
32 tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép, lượn lờ ngoài Đá Xu Bi, Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam hồi tháng 7 năm ngoái.
32 tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép, lượn lờ ngoài Đá Xu Bi, Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam hồi tháng 7 năm ngoái.
Ngày 15/5, cục Ngư chính Nam Hải thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc tổ chức họp báo tuyên bố áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá (phi lí và phi pháp) ở Biển Đông kể từ ngày 16/5 đến ngày 1/8 trong phạm vi từ vĩ tuyến 12 trở về phía Bắc, trong đó bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt  Nam và bãi cạn Scarborough của Philippines đều đang bị Trung Quốc chiếm đóng, kiểm soát trái phép.

Ngày 16/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã lên tiếng bác bỏ lệnh cấm đánh bắt cá phi lý và phi pháp, vô hiệu của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời khẳng định động thái này của Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa cũng như quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trong vùng biển thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Ngô Tráng, Cục trưởng cục Ngư chính Nam Hải cao giọng tuyên bố sẽ phái tàu Ngư chính thực hiện cái gọi là "tuần tra" trong vùng biển này, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, nếu phát hiện "tàu cá nước ngoài" đi vào khu vực sẽ bị kiểm tra, truy đuổi, thậm chí là tịch thu cá, tàu cá và ngư cụ một cách hết sức phi lý và bất hợp pháp.Đằng sau cái lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông hết sức phi lý, phi pháp và vô hiệu này là cả một loạt chiêu trò bẩn thỉu của Trung Quốc hòng tăng cường bành trướng trên Biển Đông, phục vụ cho tham vọng độc chiếm Biển Đông thành ao nhà của giới chức Bắc Kinh.Trò bẩn thỉu số 1: Cấm đánh bắt cá để "độc quyền cấp phép" đánh bắt cá Trung Quốc cho biết, tất cả các tàu cá "được Trung Quốc cấp phép đánh bắt" ở Trường Sa (thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam - PV), không chịu ảnh hưởng bởi lệnh cấm (phi lý, phi pháp và vô hiệu) này.

Nhân Dân nhật báo TQ xúi Đài Loan nổ súng khích Việt Nam ở Trường Sa

Nhân Dân nhật báo TQ xúi Đài Loan nổ súng khích Việt Nam ở Trường Sa

 Trung Quốc lặng lẽ điều 2 cụm chiến hạm tập kết trái phép ở Biển Đông

Trung Quốc lặng lẽ điều 2 cụm chiến hạm tập kết trái phép ở Biển Đông

Video: Tàu chiến, trực thăng TQ xâm phạm Trường Sa tập trận trái phép

Video: Tàu chiến, trực thăng TQ xâm phạm Trường Sa tập trận trái phép

CNA bịa đặt tin Kiểm ngư Việt Nam bắt tàu cá Đài Loan ở Biển Đông?

CNA bịa đặt tin Kiểm ngư Việt Nam bắt tàu cá Đài Loan ở Biển Đông?

Tập kích đội hình 32 tàu cá Trung Quốc xâm phạm Trường Sa

Tập kích đội hình 32 tàu cá Trung Quốc xâm phạm Trường Sa

Bắc Kinh sẽ sử dụng hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu để theo dõi, đồng thời cấm các tàu thuyền "không được cấp phép" hoạt động tại vùng biển áp đặt lệnh cấm đánh cá, trong đó có Hoàng Sa của Việt Nam và Scarborough của Philippines. Trong khi đó, những tàu thuyền "được Trung Quốc cấp phép" vẫn ngang nhiên hoạt động trong vùng cấm và có máy định vị vệ tinh để Trung Quốc theo dõi. Ai cho phép Trung Quốc "cấp phép đánh bắt cá" tại một vùng biển thuộc chủ quyền nước khác, cụ thể là Việt Nam? Cái gọi là "giấy phép đánh bắt cá" ở Biển Đông thực chất là 1 chiêu bài chính trị nhằm ngầm áp đặt cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông - Trường Sa với đường lưỡi bò 9 đoạn hết sức phi lý và phi pháp.Trò bẩn thỉu số 2: "Dằn mặt" Philippines ngoài bãi cạn Scarborough
Trò bẩn thứ 2 đằng sau cái lệnh cấm đánh bắt cá phi lý, phi pháp này của Trung Quốc ở Biển Đông là thời điểm Bắc Kinh tung ra lệnh này đúng lúc Philippines và Đài Loan đang căng thẳng xung quanh vụ nổ súng vào ngư dân hôm 9/5. Việc lệnh cấm đánh bắt cá phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông bao gồm cả bãi cạn Scarborough hoàn toàn có thể là 1 cái bẫy Bắc Kinh giăng ra đón lõng Manila hòng tăng sức ép, thậm chí là dằn mặt Philippines ở Biển Đông. Lệnh cấm đánh bắt cá phi lý và phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông được Bắc Kinh đưa ra từ năm 1999, trong khoảng thời gian từ đó đến 2008, Trung Quốc thường áp dụng từ 1/6 đến 1/8. Ngày 10/3/2009 Philippines thông qua Luật Đường cơ sở quần đảo, trong đó đưa một số đảo trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam (Trung Quốc, Đài Loan cũng tuyên bố "chủ quyền" đối với quần đảo này của Việt Nam - PV) và bãi cạn Scarborough vào phạm vi bên trong đường cơ sở, ngay trong ngày 10/3/2009 Trung Quốc điều tàu Ngư chính 311 kéo ra Biển Đông và tuyên bố áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá (phi lý, phi pháp) ở Biển Đông sớm hơn nửa tháng.Trò bẩn thỉu số 3: Điều 32 tàu cá xâm phạm Trường Sa quay phim, chụp ảnh trái phép để tuyên truyền "chủ quyền" Ngay hoạt động đánh bắt cá trái phép của 32 tàu cá Trung Quốc trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Tây Nam quần đảo Trường Sa hiện nay cũng chỉ là một chiêu bài chính trị nhằm mục đích tuyên truyền cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông - Trường Sa nhiều hơn là mục đích tranh thủ vơ vét tài nguyên, đánh bắt trộm hòng kiếm miếng ăn. Bản tin ngày 16/5 của Thông tấn xã Đài Loan CNA cho hay, 32 tàu cá Trung Quốc bắt đầu thả neo đánh bắt (trái phép) ở tọa độ 6,01 độ Vĩ Bắc, 108,48 độ Kinh Đông (trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam) hôm 13/5 thì phải dừng đánh bắt vài ngày vì hết dầu, buộc phải chờ đợi tàu tiếp tế đến, sau đó cơ động khoảng 4-5 ngày ra một vùng biển khác ở phía Đông quần đảo Trường Sa để đánh bắt. Nói cách khác, từ chiều 13/5 khi thả neo đến 16/5, đội tàu cá này "chơi là chính". Cũng như hoạt động trái phép của 30 tàu cá Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa hồi tháng 7 năm ngoái, cánh phóng viên truyền thông nhà nước Trung Quốc đi theo quay phim, chụp ảnh đội tàu cá này lượn lờ khắp các điểm đảo, bãi đá Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở Trường Sa và dùng nó tuyên truyền cho cái gọi là "chủ quyền" chứ không đề cập đến hiệu quả đánh trộm được bao nhiêu tôm cá.

Hồng Thủy