TS Phạm Sỹ Liêm: Lãi suất 6% không kích cầu được người mua nhà

25/05/2013 13:26
Hoàng Lực
(GDVN) - So với chính sách tại các nước trong việc hỗ trợ BĐS, TS Phạm Sỹ Liêm cho rằng mức lãi suất 6% hiện nay vẫn cao. 
Mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, hiện nay người dân chắc chắn không phải mua nhà giá chênh. Giá BĐS cũng đã giảm, người dân hoàn toàn có thể tiếp cận với giá BĐS thấp khoảng 11 triệu/m2. Thứ trưởng Nam cũng khẳng định ông sẵn sàng giới thiệu cho ai có nhu cầu mua nhà với giá trên.

Cũng theo thông báo của Ngân hàng BIDV, sắp tới ngân hàng này sẽ tiến hàng giải ngân 10.000 tỷ đồng,  đây là số tiền nằm trong gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng vay mua nhà được Chính phủ phê duyệt. Theo người đứng đầu BIDV thủ tục xét cho vay mua nhà với doanh nghiệp 20 ngày, với người dân 4 ngày.

TS Phạm Sỹ Liêm: Mức lãi suất cho vay hỗ trợ mua nhà 6%, không thể hiện ưu việt, chưa kích cầu được người mua nhà.
TS Phạm Sỹ Liêm: Mức lãi suất cho vay hỗ trợ mua nhà 6%, không thể hiện ưu việt, chưa kích cầu được người mua nhà. 

Trước những phát biểu mạnh mẽ của Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam và những thông tin trước giờ G giải ngân gói hỗ trợ mua nhà ở xã hội 30.00 tỷ đồng, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, TS Phạm Sỹ Liêm - Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Xây dựng cho rằng, giá chênh là do cán cân cung cầu trong thị trường BĐS quy định ở giai đoạn trước khi cầu tăng thì một số đối tượng săn tìm nhà mua đi bán lại ăn giá chênh lệch.

TT Nguyễn Trần Nam :Chắc chắn người dân không phải mua nhà giá chênh

TT Nguyễn Trần Nam :"Chắc chắn người dân không phải mua nhà giá chênh"

Bắt đầu giải ngân gói hỗ trợ BĐS 30.000 tỷ, thủ tục trong vòng 4 ngày

Bắt đầu giải ngân gói hỗ trợ BĐS 30.000 tỷ, thủ tục trong vòng 4 ngày

Bộ Xây dựng đề xuất nhiều cơ hội cho người nước ngoài mua nhà tại VN

Bộ Xây dựng đề xuất nhiều cơ hội cho người nước ngoài mua nhà tại VN

Tuy nhiên hiện thị trường ảm đạm, người mua không mặn mà thì rõ ràng các đối tượng mua bán BĐS ăn chênh cũng không rầm rộ như trước. “Nói người dân không phải mua nhà giá chênh là không đúng, quan trọng là nhu cầu hiện nay của người dân không như trước đây, không còn cảnh đổ xô mua nhà bằng mọi cách kể cả phải mất tiền chênh. Hiện thị trường chững, người mua e dè nên nếu thấy chênh giá, họ sẵn sàng tìm dự án khác” – TS Liêm phân tích.

Cũng đưa ra đánh giá về mức lãi suất cho vay hỗ trợ mua nhà 6%, theo TS Phạm Sỹ Liêm, mức này không thể hiện ưu việt như thời điểm Chính phủ mới đưa ra. TS Liêm phân tích, khi Chính phủ  mới đưa ra gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng và mức lãi suất cho vay 6% nhằm “giải cứu” thị trường BĐS, khi đó trần lãi suất tại ngân hàng là 12% ( hiện là 7%). Ở mức trần 12%, 6% lãi suất là ưu thế lớn nhưng khi trần lãi suất giảm xuống thì số lãi suất trên không mang nhiều ý nghĩa.

So với chính sách tại các nước trong việc hỗ trợ BĐS, TS Phạm Sỹ Liêm cho rằng mức lãi suất 6% hiện nay vẫn cao. Vì vậy để thực sự hỗ trợ người thu nhập thấp có nhà ở cũng như qua đó giải quyết được tồn kho BĐS thì mức lãi suất hỗ trợ cho vay BĐS chỉ nên bằng 1/2 lãi suất thương mại trong từng năm.

“Nếu lãi suất thương mại là 12% thì lãi suất cho vay 6%, khi lãi suất thương mại giảm 10% thì lãi suất cho vay hỗ trợ mua nhà cũng giảm một nửa, còn khoảng 5% như thế mới thể hiện tính ưu việt mới hấp dẫn người mua nhà” – TS Phạm Sỹ Liêm nhấn mạnh.

Nói đến mức thu nhập của người dân để có thể tiếp cận mua nhà theo đơn giá hiện nay, TS Phạm Sỹ Liêm cho biết, trong một hội thảo kinh tế mới đây ông tham dự một vị Giáo sư người Mỹ gốc Việt đã trình bày tham luận tính toán về mức thu nhập và khả năng mua nhà của người Việt Nam. Theo vị GS người Mỹ này với mức thu nhập bình quân người Việt Nam hiện nay ở mức trên 7 triệu đồng/tháng thì nếu tiết kiệm trong 30 năm, họ cũng chỉ mua được căn nhà có giá trị khoảng 200 triệu đồng.

Theo TS Liêm, những đánh giá của vị GS người Mỹ hoàn toàn không sát với thực tế. Bởi hiện nay nếu nói mức thu nhập của người Việt Nam chỉ được nhìn nhận qua mức lương là không đủ. Ngoài lương chính nhiều người phải làm thêm ngoài giờ để tăng thu nhập và tiết kiệm tiền.

“Muốn tiết kiệm mua nhà ngoài mức lương cố định hàng tháng có người phải chạy xe ôm buổi tối, dạy thêm, buôn bán nhỏ để có thêm thu nhập. Như vậy nếu nói thu nhập người Việt Nam hiện nay thì ngoài lương còn có các khoản tiền thu nhập từ làm thêm, kinh doanh bên ngoài”, TS Liêm nói.

Cũng liên quan đến quy định trong việc vay tiền thuộc gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng, theo Thông tư 11 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở “NH xem xét và quy định việc cho vay có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật”,  TS Phạm Sỹ Liêm cho là bất hợp lý, bởi nếu có nhà có giá trị để đảm bảo thế chấp vay tiền tại ngân hàng thì cần gì phải bán để mua nhà mới.

Do đó, ngân hàng nên nới lỏng quy định và học tập các nước khi ấn định ngôi nhà người dân vay để mua nhà sẽ là tài sản thế chấp, nếu sau khoảng thời gian cho vay không trả được ngân hàng sẽ tịch thu lại nhà. “Như vậy sẽ giúp người thu nhập thấp, đang phải thuê trọ có điều kiện tiếp cận với gói hỗ trợ này hơn” – TS Liêm nói.

Phân tích nội dung mới trong Thông tư 11 của ngân hàng, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNRea) Lê Hoàng Châu cho biết, đây là một rào cản lớn đối với người mua nhà, nhất là những đối tượng nằm trong diện mua nhà xã hội và nhà thu nhập thấp. Bởi các đối tượng này là người nghèo đô thị, cán bộ công chức... thu nhập thấp, chưa có nhà hoặc nhà ở dưới 8 m2/người nên không có tài sản tích lũy cũng như tài sản để có thể đáp ứng nhu cầu cho vay của NH.

* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi

TT Nguyễn Trần Nam :"Chắc chắn người dân không phải mua nhà giá chênh"

Bắt đầu giải ngân gói hỗ trợ BĐS 30.000 tỷ, thủ tục trong vòng 4 ngày

Bắt đầu giải ngân gói hỗ trợ BĐS 30.000 tỷ, thủ tục trong vòng 4 ngày

Những thách thức nào đang chờ đón tân Bộ trưởng Bộ Tài chính?

Những thách thức nào đang chờ đón tân Bộ trưởng Bộ Tài chính?

Hoàng Lực