Tướng TQ: Dùng "chiến lược cải bắp" chiếm đoạt phi pháp Trường Sa

27/05/2013 14:39
Hồng Thủy (Nguồn: DW News)
(GDVN) - Cái gọi là "chiến lược cải bắp" được ông Trung lý giải: Đầu tiên cho tầu cá xâm nhập, vòng thứ 2 là các tàu Hải giám, Ngư chính tuần tra, giám sát, hộ tống, vòng thứ 3 là các tàu hải quân. Với "chiến lược cải bắp" này của Bắc Kinh, Manila sẽ không có cách nào đối phó được, Trương Triệu Trung cho hay.
Trương Triệu Trung, một học giả đeo lon Thiếu tướng theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Trung Quốc
Trương Triệu Trung, một học giả đeo lon Thiếu tướng theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Trung Quốc

3 hạm đội TQ tập trận trái phép dằn mặt các bên tranh chấp Biển Đông

3 hạm đội TQ tập trận trái phép "dằn mặt" các bên tranh chấp Biển Đông

Nhân Dân nhật báo: Trung Quốc đã khống chế (phi pháp) Bãi Cỏ Mây

Nhân Dân nhật báo: Trung Quốc đã khống chế (phi pháp) Bãi Cỏ Mây

Biển Đông: Dựa hoàn toàn vào Mỹ hay hy vọng TQ kiềm chế là ảo tưởng

Biển Đông: Dựa hoàn toàn vào Mỹ hay hy vọng TQ kiềm chế là ảo tưởng

Lý Hiển Long: Không kiềm chế ở Biển Đông, TQ sẽ mất danh dự và địa vị

Lý Hiển Long: Không kiềm chế ở Biển Đông, TQ sẽ mất danh dự và địa vị

Chủ nghĩa phiêu lưu quân sự của Trung Quốc gây hỗn loạn Biển Đông

Chủ nghĩa phiêu lưu quân sự của Trung Quốc gây hỗn loạn Biển Đông

Trong khi trên Biển Đông, Trung Quốc và Philippines đang tranh giành phi pháp Bãi Cỏ Mây nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, Trương Triệu Trung, một học giả theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan đeo lon Thiếu tướng Trung Quốc đã nói trên đài truyền hình Bắc Kinh, Trung Quốc đang dùng "chiến lược cải bắp" để đánh chiếm (phi pháp) các điểm đảo, bãi đá, rặng san hô ở Biển Đông - Trường Sa.
Trương Triệu Trung cho rằng trên thực tế Trung Quốc đã khống chế (trái phép) Bãi Cỏ Mây và Philippines mặc dù tuyên bố "chủ quyền" nhưng đã không thể làm gì Trung Quốc tại khu vực này. Sau khi biên tập viên đài truyền hình Bắc Kinh điểm lại tên (tiếng Trung Quốc) 8 điểm đảo, bãi đá, rặng san hô trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện đang bị Philippines kiểm soát trái phép, Trương Triệu Trung nói: "Của ai sẽ phải trả về nhà ấy thôi!" Ông Trung cho rằng những năm 1990 Philippines "chiếm lĩnh trái phép" bãi cạn Scarborough "của Trung Quốc" mặc dù Bắc Kinh phản đối, đến tháng 4 năm ngoái lại cho tàu chiến ra xua đuổi ngư dân Trung Quốc đánh bắt tại bãi cạn này, bất chấp một thực tế Scarborough nằm sát Philippines và vẫn do Manila kiểm soát đến lúc Trung Quốc cho tàu cá xâm nhập, khiêu khích buộc Philippines phản ứng thì lấy cớ chiếm quyền kiểm soát. Viên học giả này giải thích, Trung Quốc đã sử dụng "chiến lược cải bắp" ở bãi cạn Scarborough nhằm chiếm quyền kiểm soát từ Philippines. Cái gọi là "chiến lược cải bắp" được ông Trung lý giải: Đầu tiên cho tầu cá xâm nhập, vòng thứ 2 là các tàu Hải giám, Ngư chính tuần tra, giám sát, hộ tống, vòng thứ 3 là các tàu hải quân. Với "chiến lược cải bắp" này của Bắc Kinh, Manila sẽ không có cách nào đối phó được, Trương Triệu Trung cho hay. Trương Triệu Trung nhấn mạnh, "chiến lược cải bắp" đã được Trung Quốc sử dụng để chiếm "các đảo tranh chấp" khác ở Trường Sa (thực tế là chiếm đoạt phi pháp các điểm đảo, bãi đá, rặng san hô ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam - PV), điển hình là Đá Vành Khăn năm 1995 và Bãi Cỏ Mây chỉ trong tháng 5 vừa qua. Sau khi chiếm đoạt phi pháp các điểm đảo, bãi đá và rặng san hô này, theo Trương Triệu Trung, giới chức Bắc Kinh sẽ tăng cường cái gọi là "tuần tra" trái phép, đồng thời tranh thủ đẩy mạnh vơ vét tài nguyên trong lĩnh vực nghề cá, du lịch kết hợp với các hoạt động quân sự. Phát biểu của Trương Triệu Trung cũng giống như một số học giả "diều hâu", "hỏa lực mồm" khác được giới chức Trung Quốc giật dây trên các phương tiện truyền thông nước này nhằm tuyên truyền cái gọi là "chủ quyền" phi lý, phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó có 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam hòng đánh lừa dư luận người dân Trung Quốc và lòe bịp cả cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên trong thế giới thông tin như ngày nay, không phải cứ dàn "hỏa lực mồm Trung Quốc" khai hỏa là có thể át được chủ quyền nước khác hay lấp liếm cho những hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, gây bất ổn trên Biển Đông mà giới chức Bắc Kinh đang theo đuổi trong thời gian vừa qua.

Hồng Thủy (Nguồn: DW News)