Có thể sẽ có thỏa thuận ngầm trong chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình

31/05/2013 09:51
Theo Tiếng nói nước Nga
(GDVN) - Tổng thống Mỹ Barack Obama dự kiến gặp Chủ tịch TQ Tập Cận Bình trong các ngày 7-8 tháng Sáu ở California.
Giới chuyên gia lưu ý, hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung được lên kế hoạch vào tháng Chín sẽ diễn ra trước đó vài tháng. Tổng thống Mỹ Barack Obama dự kiến gặp Chủ tịch TQ Tập Cận Bình trong các ngày 7-8 tháng Sáu ở California. Phó Giám đốc Viện Viễn Đông Sergei Louzyanin đã chia sẻ với đài Tiếng nói nước Nga về nhận định hi vọng lần này ông Obama sẵn sàng với những bước nhượng bộ chiến thuật.


Nhà nghiên cứu Luzyanin nói rằng, việc tổ chức cuộc họp sớm hơn dự kiến có nghĩa Washington đã “thấm nhuần” chính trị kết quả chuyến thăm Nga của tân lãnh đạo Trung Quốc và rút ra kết luận cần thiết. Có khả năng, những thỏa thuận Nga-Trung Quốc và sự tiếp tục xích gần quan hệ chiến lược đôi bên thúc đẩy Mỹ chuẩn bị sớm hơn cho chuyến công cán của nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Giới quan sát viên đã lưu ý đến tuyên bố của ông Tập Cận Bình về nhu cầu hình thức quan hệ mới giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Chủ tịch Trung Quốc đưa ra nhận xét này với cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Tom Donilon, khi quan chức Mỹ đến Trung Quốc chuẩn bị cho cuộc gặp cấp cao.

Chọn Nga làm điểm đến đầu tiên, Bắc Kinh đã tỏ những dấu hiệu quan trọng với Washington, mặc dù nội dung chương trình nghị sự Mỹ và Trung Quốc có phần khác.

Các vấn đề gay gắt tồn tại trong quan hệ song phương vẫn là việc đồng nhân dân tệ bị định giá thấp, cán cân thương mại tiêu cực đối với Mỹ, chính sách bảo hộ của Hoa Kỳ trước các khoản đầu tư từ Trung Quốc, những cáo buộc Trung Quốc trộm bí mật thương mại và tổ chức gián điệp không gian mạng.

Quan điểm của Trung Quốc luôn cứng rắn. Quốc gia là chủ nợ lớn nhất của Mỹ cũng như là thị trường quan trọng đối với các tập đoàn Hoa Kỳ. Trong thương lượng, ông Tập Cận Bình sẽ nỗ lực giành lợi thế để ép nhà lãnh đạo Mỹ đối thoại theo điều kiện của Trung Quốc.

Nội dung kinh tế trong kết quả đàm phán có thể bao gồm những hứa hẹn của Bắc Kinh về đường lối "nâng dần giá trị" đồng tiền quốc gia. Hi vọng, lời hứa này sẽ được tuyên bố công khai. Nhưng những “ưu đãi chính trị" mà ông Tập Cận Bình thương lượng được chắc chắn sẽ ở lại phía hậu trường hoặc được phát ngôn một cách bóng gió.

Không loại trừ khả năng, nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ dẫn đối thoại về vấn đề an ninh biển Đông theo hướng có lợi cho mình. Lúc này, khó thể nêu chính xác những điểm mục thỏa hiệp.

Tuy nhiên, tình hình cho thấy ông Tập sẽ tỏ ra bền bỉ. Như vậy có triển vọng đóng băng tạm thời những leo thang căng thẳng trong vùng Biển Đông. Chẳng hạn, đạt được bằng những thỏa thuận ngầm giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Giáo sư Luzyain cho biết, lần này những tuyên bố cụ thể hơn sẽ nhắc đến vấn đề an ninh toàn cầu và khu vực khác:

CT TQ Tập Cận Bình thị sát quân cảng Tam Á, hạm đội Nam Hải trung tuần tháng 4/2012 (ảnh THX)
CT TQ Tập Cận Bình thị sát quân cảng Tam Á, hạm đội Nam Hải trung tuần tháng 4/2012 (ảnh THX)

“Trong các vấn đề khu vực có Triều Tiên và Syria. Bắc Kinh có thể đồng ý gây áp lực mạnh hơn vào chương trình hạt nhân và hối thúc Bình Nhưỡng quay trở lại đàm phán sáu bên, tuy nhiên không đồng ý với phương án giải quyết khủng hoảng do Mỹ đưa ra. Có nghĩa là trừng phạt Bắc Triều Tiên và thống nhất bán đảo theo kịch bản Hàn Quốc. Washington vẫn mong Bắc Kinh cứng rắn hơn với Bình Nhưỡng. Dù gì đi nữa, đôi bên có cơ sở thương lượng chung về vấn đề này.”

Chuyên gia Nga cho rằng, sẽ không thể né tránh những ý kiến bất đồng của Mỹ và Trung Quốc về vấn đề Syria. Nội dung diễn đạt trong thông cáo chung sẽ phụ thuộc vào quan điểm của lãnh đạo Trung Quốc, vốn khó thể thay đổi vào thời điểm mùng 7 tháng Sáu tới. Như vậy, nhiều khả năng các ông Obama và Tập Cận Bình sẽ bày tỏ mong muốn một giải pháp hòa bình cho tình hình, đồng thời giữ nguyên ý kiến về tương lai của Syria và Tổng thống Bashar al-Assad.

Các vấn đề toàn cầu đều phức tạp. Mỹ theo sát từng bước đi của Trung Quốc" và các ưu tiên chính sách đối ngoại mà nhà lãnh đạo mới lựa chọn, - ông Sergey Louzyanin cho biết.

“Những ưu tiên toàn cầu của Trung Quốc cũng sẽ được đề cập tới. Đó là việc Bắc Kinh bước ra khỏi "bóng tối" và hình thành "chương trình nghị sự địa chính trị" duy trì trạng thái quốc gia đang phát triển. Điều không thể hoài nghi là các lợi ích của hai nhà khổng lồ đang gặp nhau ở châu Phi, châu Mỹ La tinh, Đông Nam Á, Bắc Cực và nhiều khu vực khác.”

Có thể thấy, trái với các cuộc tiếp xúc trước đây, tại California ông Obama sẽ sẵn sàng hơn trong nhượng bộ và thỏa hiệp. Trung Quốc biết điều đó và dường như cũng chuẩn bị nội dung đàm phán phù hợp với tình hình, có nghĩa chấp nhận những thỏa hiệp nhất định.
Theo Tiếng nói nước Nga