Trung Quốc, Ấn Độ , Pakistan tăng VK hạt nhân đe dọa hòa bình châu Á

03/06/2013 08:59
Nguyễn Hường (nguồn CNA)
(GDVN) - Ba cường quốc hạt nhân trên thế giới - Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan đã gia tăng kho vũ khí của họ trong năm qua, trong khi các năm trước là cắt giảm hoặc giữ ổn định, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết.
Trung Quốc hiện có 250 đầu đạn hạt nhân so với 240 vào năm 2012, trong khi Pakistan đã tăng thêm khoảng 10 đầu đạn lên mức tổng số khoảng 100 đến 120 đầu đạn. Ấn Độ cũng đã bổ sung thêm khoảng 10 đầu đạn vào kho vũ khí hạt nhân nâng tổng số đầu đạn lên khoảng 90 đến 110 -  SIPRI cho biết trong báo cáo hàng năm.
Cuộc chạy đua vũ trang này đáng lo ngại hơn vì chúng có thể khiến hòa bình ở châu Á trở nên "mong manh".
Cuộc chạy đua vũ trang này đáng lo ngại hơn vì chúng có thể khiến hòa bình ở châu Á trở nên "mong manh".

Theo SIPRI, cuộc chạy đua vũ trang này đáng lo ngại hơn vì chúng có thể khiến hòa bình ở châu Á trở nên "mong manh" trong bối cảnh gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan, Trung Quốc và Nhật Bản, hai miền Triều Tiên cùng một số quốc gia khác.
"Trong khi các quốc gia đã tránh được xung đột trực tiếp với nhau và đã ngừng hỗ trợ phong trào nổi dậy trên lãnh thổ của nhau, nhưng sự hoài nghi kéo dài cả thập kỷ vẫn còn ở lại và hội nhập kinh tế đã không đồng nhất với hội nhập chính trị", SIPRI cho biết.
Chỉ có hai siêu cường cũ vẫn tiếp tục cắt giảm đầu đạn hạt nhân của họ là Nga (giảm số lượng từ 10.000 đến 8.500) và Mỹ (từ 8.000 xuống 7.700). Các quốc gia có số đầu đạn hạt nhân không thay đổi là Pháp với 300 đầu đạn, Anh vẫn dừng ở con số 225, và Israel là 80.
SIPRI thừa nhận rằng các con số thống kê bên trên chỉ là ước tính bởi một số cường quốc hạt nhân không công bố một cách minh bạch, đặc biệt là các tuyên bố của Trung Quốc hoàn toàn không thể xác nhận được. Còn Nga dần dần trở nên ít cởi mở hơn.
SIPRI không liệt kê Bắc Triều Tiên và Iran là cường quốc hạt nhân và coi các chương trình vũ khí hạt nhân của 2 quốc gia này vẫn trong giai đoạn đầu.

Trong khi tổng số đầu đạn hạt nhân toàn cầu đã giảm, nhưng SIPRI dự báo nó không giúp làm mối đe dọa hạt nhân giảm sút đáng kể.
Trong khi tổng số đầu đạn hạt nhân toàn cầu đã giảm, nhưng SIPRI dự báo nó không giúp làm mối đe dọa hạt nhân giảm sút đáng kể.

Trong khi tổng số đầu đạn hạt nhân toàn cầu đã giảm, nhưng SIPRI dự báo nó không giúp làm mối đe dọa hạt nhân giảm sút đáng kể.
"Một lần nữa, có rất ít điều giúp chúng ta hy vọng rằng các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân thực sự sẵn sàng từ bỏ vũ khí hạt nhân của họ. Các chương trình hiện đại hóa dài hạn được thực hiện ở các nước này cho thấy vũ khí hạt nhân vẫn còn là một dấu hiệu của quyền lực" - nhà nghiên cứu cao cấp của SIPRI, Shannon Kile, nói.
Những nỗ lực để giảm bớt kho vũ khí hóa học và sinh học cũng tiến triển rất chậm, theo SIPRI. Mỹ và Nga đã không bị phá hủy tất cả vũ khí hóa học của họ vào năm 2012 như đã hứa, và Syria cho biết họ đang chuẩn bị để sử dụng chúng trong các trường hợp xảy ra sự can thiệp quân sự từ bên ngoài.
SIPRI cũng ghi nhận sự gia tăng, trong những năm gần đây, số lượng các cuộc nội chiến bị quốc tế hóa làm gia tăng tỷ lệ thương vong và kéo dài cuộc xung đột.
Báo cáo cũng cho biết Trung Quốc đã vượt qua Anh trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ năm trên thế giới sau Mỹ, Nga, Đức và Pháp.
Nguyễn Hường (nguồn CNA)