Chuyên gia HQ Mỹ: UNCLOS không hỗ trợ yêu sách Trung Quốc ở Biển Đông

07/06/2013 06:26
Hồng Thủy (Nguồn: ABS CBN)
(GDVN) - "Trung Quốc đã từ chối luật pháp quốc tế vì họ biết nó không hỗ trợ cho yêu sách (phi lý, phi pháp) của mình. Các quốc gia khi đi chệch khỏi các tiêu chuẩn quốc tế vì chúng không đáp ứng được mục tiêu của mình chọn cách không tuân thủ để bảo vệ (tuyên bố chủ quyền của) bản thân"
Không thể biện minh cho tuyên bố "chủ quyền" phi lý, phi pháp ở Biển Đông bằng lý lẽ, Trung Quốc quay sang dùng sức mạnh quân sự. Hình minh họa, hạm đội Nam Hải, Trung Quốc tập trận đổ bộ
Không thể biện minh cho tuyên bố "chủ quyền" phi lý, phi pháp ở Biển Đông bằng lý lẽ, Trung Quốc quay sang dùng sức mạnh quân sự. Hình minh họa, hạm đội Nam Hải, Trung Quốc tập trận đổ bộ
Trung Quốc bác bỏ việc đưa tranh chấp Biển Đông - Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện có Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei cùng tuyên bố "chủ quyền" với toàn bộ hoặc một phần quần đảo) ra trọng tài quốc tế, bác bỏ vai trò của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) vì yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông không được hỗ trợ bởi luật pháp quốc tế, một chuyên gia Hải quân Mỹ khẳng định.

SV Hàn Quốc: Đường lưỡi bò TQ vẽ ra ở Biển Đông thật hoang đường!

SV Hàn Quốc: Đường lưỡi bò TQ vẽ ra ở Biển Đông thật hoang đường!

Học giả Mỹ: Đường lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông là phi pháp, ngớ ngẩn

Học giả Mỹ: Đường lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông là phi pháp, ngớ ngẩn

TQ không muốn đàm phán, dùng vũ lực chứng minh chủ quyền Biển Đông

TQ không muốn đàm phán, dùng vũ lực chứng minh "chủ quyền" Biển Đông

 Tranh chấp Biển Đông để đời sau giải quyết - kế hoãn binh xảo quyệt

Tranh chấp Biển Đông để đời sau giải quyết - kế hoãn binh xảo quyệt

Peter Dutton, Giáo sư nghiên cứu chiến lược và là Giám đốc Viện nghiên cứu hàng hải Trung Quốc tại Học viện Chiến tranh hải quân Mỹ cho biết trong buổi hội thảo tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược quốc tế (CSIS) tại Washington DC rằng Trung Quốc đã không thông qua đầy đủ các quy định của UNCLOS. "Trung Quốc đã từ chối luật pháp quốc tế vì họ biết nó không hỗ trợ cho yêu sách (phi lý, phi pháp) của mình. Các quốc gia khi đi chệch khỏi các tiêu chuẩn quốc tế vì chúng không đáp ứng được mục tiêu của mình chọn cách không tuân thủ để bảo vệ (tuyên bố chủ quyền của) bản thân", giáo sư Peter Dutton cho biết. Thay vì để UNCLOS và Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) giải quyết các tranh chấp trong khu vực Biển Đông, Trung Quốc đã sử dụng sức ép phi quân sự tại Biển Đông kể từ năm 2008 để tuyên bố yêu sách của mình. "Không phải lịch sử, không phải quyền lực mà phải là luật pháp quốc tế nên được sử dụng để quyết định các vấn đề ở Biển Đông", giáo sư Peter Dutton nhấn mạnh, "Sức mạnh đáng kể nhất của một điều luật, điều ước quốc tế là thiết lập các chuẩn mực và hành vi được mong đợi". Dutton cho biết, chính hành vi mang tính cưỡng chế và sử dụng sức mạnh của Trung Quốc (ở Biển Đông) đã thúc đẩy Philippines kiện (đường lưỡi bò phi pháp và các hành vi gây hấn của) Trung Quốc ra trọng tài quốc tế. Antonio Carpio một chuyên gia về luật cho rằng tuyên bố "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông với đường 9 đoạn (còn gọi là đường lưỡi bò, đường chữ U) nhằm biến Biển Đông thành ao nhà của Trung Quốc, cho phép Trung Quốc đơn phương xâm phạm những gì thuộc về các quốc gia ven Biển Đông có chủ quyền khác là một thách thức với UNCLOS. "Đơn giản tuyên bố đường 9 đoạn của Trung Quốc không thể tồn tại cùng UNCLOS bởi cái nọ sẽ triệt tiêu cái kia", Carpio nói, "việc duy trì tuyên bố đường 9 đoạn của Trung Quốc sẽ xóa sạch những tiến bộ của Luật Biển." Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao của CSIS về châu Á cho rằng các quốc gia nên đưa tranh chấp BIển Đông ra tòa án quốc tế. Bà cũng bày tỏ sự thất vọng về việc ASEAN đã im lặng trong vụ bế tắc Scarborough năm ngoái giữa Philippines và Trung Quốc.

Hồng Thủy (Nguồn: ABS CBN)