"Nếu Trung Quốc không muốn tuân thủ UNCLOS ở Biển Đông thì đừng ký"

08/06/2013 07:50
Hồng Thủy (Nguồn: ABS CBN, Kyodo News)
(GDVN) - "Nếu Trung Quốc không muốn UNCLOS là công cụ chính để giải quyết tranh chấp Biển Đông thì đừng nên ký (tham gia Công ước này)", Le Miere cho biết, "và làm rõ tuyên bố chủ quyền Biển Đông là trách nhiệm của các bên, trong đó có Trung Quốc".
Học giả Christian Le Miere
Học giả Christian Le Miere
Christian Le Miere, một chuyên gia cao cấp về hải quân và an ninh hàng hải thuộc Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) trong buổi hội thảo mới đây tổ chức tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) cho rằng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) nên là cơ chế chính để giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Chuyên gia HQ Mỹ: UNCLOS không hỗ trợ yêu sách Trung Quốc ở Biển Đông

Chuyên gia HQ Mỹ: UNCLOS không hỗ trợ yêu sách Trung Quốc ở Biển Đông

Trung Quốc đã xây dựng công trình quân sự ngoài bãi cạn Scarborough

Trung Quốc đã xây dựng công trình quân sự ngoài bãi cạn Scarborough

Trung Quốc chặn đường tiếp viện Philippines ra Bãi Cỏ Mây bằng mọi giá

Trung Quốc chặn đường tiếp viện Philippines ra Bãi Cỏ Mây bằng mọi giá

Khẳng định lợi ích ở Biển Đông, Mỹ nêu 7 giải pháp xử lý tranh chấp

Khẳng định lợi ích ở Biển Đông, Mỹ nêu 7 giải pháp xử lý tranh chấp

TQ không muốn đàm phán, dùng vũ lực chứng minh chủ quyền Biển Đông

TQ không muốn đàm phán, dùng vũ lực chứng minh "chủ quyền" Biển Đông

"Nếu Trung Quốc không muốn UNCLOS là công cụ chính để giải quyết tranh chấp Biển Đông thì đừng nên ký (tham gia Công ước này)", Le Miere cho biết, "và làm rõ tuyên bố chủ quyền Biển Đông là trách nhiệm của các bên, trong đó có Trung Quốc". Tuy nhiên, Leonardo Bernanrd, motoj nhà nghiên cứu tại Trung tâm Luật quốc tế cho biết ông không mong đợi việc Trung Quốc sẽ làm rõ tuyên bố chủ quyền với hầu như toàn bộ Biển Đông thông qua đường 9 đoạn. "Nhưng nếu họ (Trung Quốc) làm, nó phải dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế", học giả này cho biết. Hai chuyên gia này khuyến cáo các bên tranh chấp Biển Đông cũng như khu vực châu Á - Thái Bình Dương nên tập trung tìm kiếm các mô hình hợp tác và phát triển chung nhằm ngăn ngừa xung đột trong thời gian chờ đợi tìm kiếm giải pháp xử lý tranh chấp chủ quyền. "Phát triển chung ở Biển Đông nên là trọng tâm (của các hoạt động đàm phán) thay vì tranh chấp lãnh thổ", Bernard cho biết, "phát triển chung ở Biển Đông không có nghĩa là bạn sẽ thừa nhận sự hợp pháp trong tuyên bố chủ quyền của nước khác. Nhận thức được tuyên bố chủ quyền của nhau sẽ có ích rất nhiều trong việc gác lại những tranh chấp". Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có thể bàn đến các vấn đề hợp tác ở Biển Đông giữa các bên khi Trung Quốc, Đài Loan phải bỏ mệnh đề không ai có thể chấp nhận được, đó là "chủ quyền thuộc về tôi" khi đưa ra đề xuất "gác tranh chấp, cùng khai thác" như Bernard vừa nói - PV. Đồng quan điểm với 2 học giả Mỹ, Simon Tay, Giám đốc Viện Quan hệ quốc tế Singapore cho rằng ASEAN và Trung Quốc nên tập trung nhiều hơn vào các hoạt động hợp tác, không quá tập trung vào tranh chấp lãnh thổ mà tìm cách quản lý để nó "không phát nổ". Để làm được điều này, học giả Simon Tay cho rằng năm nay là thời điểm thích hợp để Brunei, Chủ tịch luân phiên ASEAN thúc đẩy đàm phán bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông COC nhằm kiểm soát các tranh chấp. "Trung Quốc cần phải có vai trò tích cực trong các cuộc đàm phán COC", Simon Tay cho biết thêm.  "Chúng tôi (ASEAN, khu vực châu Á - Thái Bình Dương) đang ở trong một giai đoạn phải tìm hiểu làm thế nào để sống chung với Trung Quốc, và không ai trong số chúng tôi muốn Trung Quốc trở thành 'vương quốc trung tâm'. Vì vậy chúng ta phải tìm ra một công thức để sống chung với nhau", Simon Tay nhận định khi đề cập đến sự trỗi dậy của Trung Quốc. Về vai trò của Mỹ, ông cho rằng các nước trong khu vực, đặc biệt là các đồng minh của Mỹ không nên "dựa quá nhiều vào Hoa Kỳ" bởi Mỹ không có lợi ích gì khi tham gia xung đột trực tiếp hoặc gián tiếp với Trung Quốc. Washington nhiều lần tuyên bố không đứng về phe nào trong các bên tranh chấp, nhưng nhấn mạnh Mỹ sẽ bảo vệ các đồng minh của họ nếu thấy cần thiết.
Hồng Thủy (Nguồn: ABS CBN, Kyodo News)