Tham vọng và ẩn ý của Tập Cận Bình trong cuộc gặp với Obama

17/06/2013 09:51
Hồng Thủy (Nguồn: India Express)
(GDVN) - Tập Cận Bình muốn Washington công nhận "sức mạnh vĩ đại" của Bắc Kinh cũng như chấp nhận (cái gọi là) chủ quyền và "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc đang tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng.
Tập Cận Bình và Obama tại Sunnylands, California
Tập Cận Bình và Obama tại Sunnylands, California
Jayadeva Ranade, thành viên ban Cố vấn An ninh quốc gia và là cựu thành viên ban Thư ký Nội các Ấn Độ cho rằng Bắc Kinh đã có một chương trình nghị sự hạn chế nhưng đầy tham vọng trong hội nghị thượng đỉnh không chính thức Mỹ - Trung Quốc vừa qua tại California.

Trung Quốc muốn đánh lạc hướng dư luận về Biển Đông tại Shangri-la 12

Trung Quốc muốn đánh lạc hướng dư luận về Biển Đông tại Shangri-la 12

Truyền thông Trung Quốc chia rẽ về cuộc gặp Tập Cận Bình - Obama

Truyền thông Trung Quốc chia rẽ về cuộc gặp Tập Cận Bình - Obama

Tập Cận Bình nhắc Obama: Thái Bình Dương đủ rộng cho Mỹ và Trung Quốc

Tập Cận Bình nhắc Obama: Thái Bình Dương đủ rộng cho Mỹ và Trung Quốc

CNA: Tập Cận Bình tham vọng trên biển và bá chủ Đông Á

CNA: Tập Cận Bình tham vọng trên biển và bá chủ Đông Á

Trong cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Obama trên cương vị Chủ tịch nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình muốn Washington công nhận "sức mạnh vĩ đại" của Bắc Kinh cũng như chấp nhận (cái gọi là) chủ quyền và "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc đang tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng. Tập Cận Bình đã thảo luận với Obama về "mô hình mới của mối quan hệ quyền lực lớn" giữa 2 nước. Trong chương trình nghị sự, Mỹ và Trung Quốc đã đề cập tới các vấn đề tấn công an ninh mạng, trục châu Á - Thái Bình Dương, Bắc Triều Tiên, biến đổi khí hậu, các mối quan hệ quân sự song phương và không đề cập tới vấn đề Tây Tạng hay Đài Loan. Trung Quốc đã có những nỗ lực khác nhau miêu tả cuộc gặp Tập Cận Bình - Obama như một hội nghị thượng đỉnh giữa 2 cường quốc, cái mà Thời báo Hoàn Cầu gọi là Trung Quốc đang phát triển thành một trung tâm quyền lực lớn hơn và sâu rộng hơn. Những nhận xét này có thể báo trước một sự thay đổi sắp xảy ra trong thái độ và hành vi của Trung Quốc đối với các nước khác mà nó không xem như "cường quốc", trong đó có Ấn Độ. Giới phân tích Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung và cho rằng, mặc dù vẫn cảnh giác trước các ý định của Mỹ, lãnh đạo Trung Quốc vẫn "thực sự mong muốn" một mối quan hệ ổn định và hiệu quả với Washington. Trước đó Bắc Kinh đã sử dụng diễn đàn an ninh Shangri-la tại Singapore từ 31/5 đến 2/6 để loan báo việc khăng khăng lập trường của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Tại đây, lần đầu tiên một Đại tá Trung Quốc tiết lộ rằng Bắc Kinh đã "ăn miếng trả miếng" với Mỹ thông qua việc gửi tàu và máy bay đến dùng đặc quyền kinh tế của Mỹ một vài lần. Trong một bài viết trên tờ Nhân Dân nhật báo, Dương Khiết Mẫn, em trai cựu Ngoại trưởng Dương Khiết Trì và hiện là một học giả thuộc Viện nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải cho rằng Tập Cận Bình có "tư duy đổi mới". Dương Khiết Mẫn nhận định, sự gia tăng sức mạnh quốc gia toàn diện của Trung Quốc đã khiến các nhà lãnh đạo mới của nước này "tự tin" hơn trong ứng xử với cộng đồng quốc tế. Ông Mẫn nói rằng họ sẽ tập trung nhiều hơn vào "các vùng lân cận". Khi gặp Obama tại Sunnylands, Tập Cận Bình đã nhắc lại rằng Thái Bình Dương đủ lớn cho cả Trung Quốc và Mỹ, "2 cường quốc trên thế giới" và hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung là nhằm vạch ra một kế hoạch chi tiết cho sự phát triển quan hệ hợp tác "xuyên Thái Bình Dương".

Hồng Thủy (Nguồn: India Express)