"Philippines chọn tên lửa đối phó với nguy cơ ở Biển Đông là hợp lý"

18/06/2013 08:00
Hồng Thủy (Nguồn: The Diplomat)
(GDVN) - Với những nguy cơ ở Biển Đông hiện nay thì việc Philippines quyết định sắm hệ thống tên lửa đất đối không và rocket đa nòng từ Israel là một lựa chọn hợp lý và hấp dẫn hơn là chỉ tập trung vào phát triển hải quân.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin được cho là có chuyến công du tuần này tới Israel để mua tên lửa
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin được cho là có chuyến công du tuần này tới Israel để mua tên lửa
Học giả J.Michael Cole ngày 18/6 nhận định trên tạp chí The Diplomat rằng với những nguy cơ ở Biển Đông hiện nay thì việc Philippines quyết định sắm hệ thống tên lửa đất đối không và rocket đa nòng từ Israel là một lựa chọn hợp lý và hấp dẫn hơn thay vì chỉ tập trung vào phát triển hải quân.

Philippines tính mua tên lửa Israel đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông

Philippines tính mua tên lửa Israel đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông

Nhật muốn bàn với Philippines, Mỹ kế kiểm soát Trung Quốc trên biển

Nhật muốn bàn với Philippines, Mỹ kế kiểm soát Trung Quốc trên biển

Nguy cơ đụng độ trên Biển Đông vài tháng tới rất lớn

"Nguy cơ đụng độ trên Biển Đông vài tháng tới rất lớn"

Philippines không đối đầu Trung Quốc nhưng sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ

"Philippines không đối đầu Trung Quốc nhưng sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ"

Không thể trông chờ vào Mỹ chặn Trung Quốc bành trướng Biển Đông

Không thể trông chờ vào Mỹ chặn Trung Quốc bành trướng Biển Đông

Biển Đông: Dựa hoàn toàn vào Mỹ hay hy vọng TQ kiềm chế là ảo tưởng

Biển Đông: Dựa hoàn toàn vào Mỹ hay hy vọng TQ kiềm chế là ảo tưởng

Cuối tuần trước một nguồn tin giấu tên đã nói với tờ Manila Standard Today rằng Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin tuần này sẽ đến Israel để ký kết thỏa thuận với 2 nhà thầu Israel là Rafael Advanced Defense Systems Ltd và Israel Military Industries Ltd (IMI) về việc cung cấp cho Manila hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) và rocket đa nòng MLRS. Sau khi thỏa thuận được ký kết, các hệ thống này có thể được vận chuyển đến Philippines trong vòng 3 đến 6 tháng. Việc triển khai hệ thống tên lửa này sẽ tạo ra khả năng phòng  thủ phòng không đầu tiên của Philippines và tập trung vào khu vực Biển Đông, tuy nhiên không có thêm chi tiết nào khác được tiết lộ. Người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines, Abigail Valte đã từ chối xác nhận hoặc phủ nhận thông tin này. Tuy nhiên Bộ trưởng Truyền thông Philippines Ricky Carandang xác nhận hôm 15/6 rằng đề xuất này đã được trình lên Phủ Tổng thống. Email gửi 2 nhà cung cấp là Rafael và IMI vẫn chưa được trả lời xung quanh thương vụ làm ăn này với Philippines. Dự án sắm tên lửa phòng không từ Israel được Philippines chuẩn bị từ lâu, nhưng bị đình trệ vì thiếu kinh phí. Hiện tại nó được thúc đẩy triển khai do những lo ngại đối với nguy cơ leo thang căng thẳng trên Biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc. Một yếu tố khác thúc đẩy Manila mua sắm tên lửa từ Isarel là việc Philippines dường như không hài lòng với thái độ "trung lập kiểu Mỹ" của Washington đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông (chủ yếu là với Trung Quốc). Trong giới chức quân đội Philippines hiện nay có một số tiếng nói cáo buộc Mỹ không chấp hành hiệp ước Phòng thủ Mỹ - Philippines. Và nếu Manila không thể trông đợi đồng minh đến cứu mình khi bị đe dọa bởi nước láng giềng lớn hơn nhiều so với nó, thì một sự lựa chọn thay thế việc dựa vào Mỹ là bước đi cần thiết. Trung Quốc tuyên bố cái gọi là "chủ quyền" đối với gần như toàn bộ Biển Đông và trở nên cứng rắn hơn trong những năm gần đây. Trung Quốc đã xây dựng hoặc mở rộng (trái phép) một đường băng quân sự trên Đá Xu Bi (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam), một đường băng quân sự (trái phép) khác trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt trái phép năm 1974 - PV) có thể sử dụng cho chiến đấu cơ Su-27 và Su-30MKK cất cánh. Bên cạnh đó Đài Loan cũng tuyên bố "chủ quyền" (phi pháp) ở Biển Đông và hiện đang chiếm đóng (trái phép) đảo Ba Bình (trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Tại đây Đài Loan đã xây dựng (trái phép) một đường băng dài 1.150 mét và đang có kế hoạch mở rộng. Có thể thấy rằng cả Trung Quốc và Đài Loan có khả năng tiến hành giám sát hàng hải (trái phép) ở Biển Đông - Trường Sa từ trên không bằng máy bay không người lái và có người lái sẽ nhanh chóng thiết lập ưu thế đường không một khi nổ ra xung đột. Trong bối cảnh thiếu năng lực phòng không đáng tin cậy, việc Manila quyết định mua hệ thống tên lửa phòng không của Israel là một lựa chọn hợp lý và hấp dẫn đối với Philippines, mặc dù một số nhà phân tích đã cho rằng Manila nên tập trung vào phát triển hải quân. Từ nỗi sợ hãi bị đồng minh (Mỹ) bỏ rơi cho đến việc lo ngại thái độ cứng rắn của Bắc Kinh trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông - Trường Sa, rất có thể sẽ buộc Manila phải thực hiện lựa chọn này.

Hồng Thủy (Nguồn: The Diplomat)