Philippines: "Cưỡng chế và bắt nạt" là những thách thức ở Biển Đông

24/06/2013 06:31
Hồng Thủy (Nguồn: Philstar)
(GDVN) - "Tuy nhiên tuyên bố của Russell có thể khiến Trung Quốc nghi ngờ rằng Mỹ đứng đằng sau việc xây dựng chiến lược của Philippines ở Biển Đông", Rommel nói thêm.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hôm qua 23/6 cho biết, tuyên bố của nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ trước phiên điều trần của Thượng viện rằng không có chỗ cho những hành vi "cưỡng chế và bắt nạt" trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông chính là những thách thức Philippines đang phải đối mặt trong việc tìm kiếm giải pháp hòa bình.

Chính quyền Obama sẽ ngăn chặn Biển Đông bùng lên thành xung đột

Chính quyền Obama sẽ ngăn chặn Biển Đông bùng lên thành xung đột

Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc làm suy yếu vai trò ASEAN ở Biển Đông

Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc làm suy yếu vai trò ASEAN ở Biển Đông

TQ muốn gác tranh chấp Biển Đông, Hoa Đông vì các vấn đề trong nước?!

TQ muốn gác tranh chấp Biển Đông, Hoa Đông vì các vấn đề trong nước?!

Không thể trông chờ vào Mỹ chặn Trung Quốc bành trướng Biển Đông

Không thể trông chờ vào Mỹ chặn Trung Quốc bành trướng Biển Đông

"Những phát biểu của ông Danny Russell trước Quốc hội Mỹ trong phiên điều trần trước khi được bổ nhiệm là Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á đã nhấn mạnh những thách thức mà tất cả chúng ta phải đối mặt trong việc tìm kiếm một nền hòa bình lâu dài cho khu vực (Biển Đông)", Rosario nói với tờ The Star. Russell, ứng cử viên cho chức Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á thay thế Kurt Campbell xin nghỉ hưu đã tuyên bố trước Thượng viện Mỹ rằng sẽ làm hết khả năng có thể để giảm căng thẳng ở Biển Đông và thúc đẩy tất cả các bên tuyên bố yêu sách chủ quyền ở đây, bao gồm cả Trung Quốc vào một tiến trình giải quyết tranh chấp thông qua ngoại giao. Ông cũng nói rằng không thể chấp nhận yêu cầu của Trung Quốc chỉ giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua đàm phán song phương với từng bên tranh chấp. Mỹ ủng hộ mạnh mẽ nỗ lực của ASEAN xây dựng bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) để quản lý tranh chấp. Ngoại trưởng Philippines hoan nghênh tuyên bố của Russell là "kịp thời", "có liên quan" và là "sự hiểu biết sâu sắc của một quan chức chủ chốt thuộc một đối tác quan trọng và thành viên chính" (trong tiến trình giải quyết tranh chấp Biển Đông). "Bộ Ngoại giao (Philippines) đã gặp và trao đổi với ông Russell và đã thấy rõ độ sâu kiến thức cũng như tầm nhìn của ông về vai trò của Mỹ trong việc hỗ trợ những nỗ lực đảm bảo hòa bình lâu dài cho một phần của thế giới (Biển Đông)", ông Rosario nói thêm. Tuy nhiên một chuyên gia về các vấn đề quốc phòng cho rằng phát biểu của Russell có thể làm tăng nghi ngờ của Trung Quốc rằng Mỹ đang tham gia vào quá trình xác lập chiến lược của Philippines ở Biển Đông. "Russell đang truyền đạt một thông điệp tới Trung Quốc rằng Mỹ hoàn toàn ủng hộ Philippines trong nỗ lực quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông và duy trì một cách tiếp cận dựa trên luật pháp quốc tế để quản lý một cách hòa bình các tranh chấp", ông Rommel Banlaoi, Phó chủ tịch Hội nghiên cứu Trung Quốc ở Philippines nhận định. "Tuy nhiên tuyên bố của Russell có thể khiến Trung Quốc nghi ngờ rằng Mỹ đứng đằng sau việc xây dựng chiến lược của Philippines ở Biển Đông", Rommel nói thêm. Đề cập tới khả năng Trung Quốc sẽ làm gì để xác nhận nghi ngờ của họ, Rommel cho rằng: "Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược hiện tại là khẳng định cái gọi là chủ quyền (ở Biển Đông) thông qua việc tăng cường tuần tra hàng hải (trái phép) trong vùng biển mà họ tuyên bố chủ quyền."

Hồng Thủy (Nguồn: Philstar)