Kế hoạch duy trì và mua sắm máy bay cực lớn của quân đội Mỹ

28/06/2013 07:42
Đông Bình
(GDVN) - Theo quy hoạch này, trong năm tài khóa 2014-2023, Mỹ sẽ sẽ tiếp tục duy trì lực lượng máy bay với tổng số trên 14.000 máy bay quân sự (kể cả máy bay trực thăng).

Ngày 24 tháng 6 năm 2013, trang mạng "Nội tình quốc phòng" Mỹ cho biết, theo yêu cầu của luật pháp Mỹ, Bộ Quốc phòng Mỹ vào tuần trước đã đệ trình quy hoạch máy bay quân sự 30 năm thường niên này lên Quốc hội, giai đoạn là năm tài khóa 2013-2043, đặc biệt đã tiến hành quy hoạch chi tiết lượng mua sắm và sở hữu máy bay quân sự giai đoạn 10 năm đầu từ 2014-2023.

Phương án máy bay ném bom tàng hình tấn công tầm xa được hãng Lockheed Martin, Mỹ đưa ra vào năm 2007.
Phương án máy bay ném bom tàng hình tấn công tầm xa được hãng Lockheed Martin, Mỹ đưa ra vào năm 2007.

Mua 100 máy bay ném bom mới

Theo quy hoạch này, trong năm tài khóa 2014-2023, Mỹ sẽ sẽ tiếp tục duy trì lực lượng máy bay với tổng số trên 14.000 máy bay quân sự (kể cả máy bay trực thăng).

Trong giai đoạn này, giá trị cao nhất đầu tư hàng năm cho máy bay quân sự của Mỹ sẽ đạt 100 tỷ USD, tăng 25% so với quy hoạch đưa ra năm 2012.

Theo quy hoạch máy bay quân sự 30 năm phiên bản năm 2012, mỗi năm trong 10 năm tới (khi đó là năm tài khóa 2013-2022), đầu tư cho máy bay ném bom (gồm B-1, B-2, B-52 và máy bay ném bom tấn công tầm xa/LRS-B) đều là 2-3 tỷ USD; còn trong quy hoạch mới, Bộ Quốc phòng Mỹ đề xuất trong năm tài khóa giai đoạn 2019-2023 tăng đầu tư cho LRS-B, điều này sẽ thúc đẩy đầu tư cho máy bay ném bom giai đoạn 2019-2021 của Mỹ từ 7 tỷ USD tăng lên 10 tỷ USD.

Quy hoạch này còn tái khẳng định Không quân Mỹ có kế hoạch triển khai LRS-B vào khoảng năm 2025, đồng thời có kế hoạch mua 80-100 máy bay ném bom loại này.

Ngày 17 tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel viết trong một bản ghi nhớ là, việc triển khai đầu tư trong quy hoạch mới trong chương trình đầu tư quốc phòng nhiều năm tới là có thể chấp nhận được.

Một trong những phương án máy bay ném bom LRS-B của hãng Northrop Grumman, Mỹ.
Một trong những phương án máy bay ném bom LRS-B của hãng Northrop Grumman, Mỹ.

Ngoài đầu tư, số lượng sở hữu máy bay quân sự được xác định trong quy hoạch máy bay quân sự 30 năm phiên bản mới cũng tăng so với quy hoạch năm 2012 - so với quy hoạch phiên bản năm 2012, trong năm tài khóa 2013-2022, số lượng sở hữu máy bay quân sự kế hoạch hàng năm của quy hoạch mới bình quân tăng 330 chiếc, trong đó bình quân năm tài khóa 2019-2022 tăng 305 chiếc.

Chi 6,5 tỷ USD mua 99 máy bay vận tải Osprey

Ngày 19 tháng 6, tờ "Jane's Defense Weekly" cho biết, ngày 12 tháng 6 Hải quân Mỹ đã ký hợp đồng nhiều năm trị giá 6,5 tỷ USD với Công ty trực thăng Bell và Boeing, Mỹ, sẽ mua 99 máy bay cánh xoay V-22 Osprey cho Thủy quân lục chiến và Không quân Mỹ.

James O'Donnell, người phát ngôn của Văn phòng Dự án liên hợp V-22, Bộ Tư lệnh hàng không Hải quân Mỹ nói với phóng viên tờ "Jane's" rằng, hợp đồng này kéo dài từ năm tài khóa 2013 đến năm tài khóa 2017, sẽ hỗ trợ cho Thủy quân lục chiến Mỹ mua 92 máy bay  CV-22 Osprey và giúp cho Không quân Mỹ 7 máy bay CV-22 Osprey.

Theo bài báo, hợp đồng này trị giá khoảng 6,5 tỷ USD, ngoài 99 máy bay cánh xoay Osprey nói trên, còn có thể lựa chọn mua thêm 23 máy bay phiên bản đa năng MV-22 và 1 máy bay trực thăng phiên bản vận tải CV-22.

Máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey Mỹ
Máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey Mỹ

O'Donnell nói, so với V-22 Osprey có số lượng mua hàng năm giống nhau trước đây, hợp đồng mua sắm nhiều năm này có triển vọng tiết kiệm khoảng 1 tỷ USD cho Hải quân Mỹ.

Tờ "Jane's" đồng thời cho rằng, không chỉ các nước theo dõi đánh giá MV-22 như Israel cho biết có hứng thú đối với nó, MV-22 Osprey cũng đã thu hút sự quan tâm của Canada, Nhật Bản, Na Uy và Anh. Theo suy đoán, thị trường của máy bay trực thăng Bell có thể phát triển từ 10-20 quốc gia.
Đông Bình