Thầy giáo trường Trần Phú (HN) gợi ý “bí quyết” làm bài môn Toán ĐH

30/06/2013 05:15
Theo Khám Phá
(GDVN) - “Khi vào phòng thi, thí sinh bình tĩnh, đọc toàn bộ đề bài một lần xem câu nào làm được thì làm trước luôn cho tự tin. Trong quá trình làm bài, thi sính không nên chủ quan đối với những câu dễ, tránh bị mất điểm một cách đáng tiếc. Câu hỏi khó thí sinh để lại làm sau cùng”.

Đó là chia sẻ của thầy Mai Anh Hùng, giáo viên Toán, Trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Chỉ còn hơn một tuần nữa, hàng ngàn thí sinh trên cả nước sẽ bước vào một kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng 2013. Do đó, ngoài những kiến thức cơ bản học ở trường, khi đi thi thí sinh cần lưu ý một số điểm sau:

Trước ngày thi

Thí sinh sắp xếp thời gian học hợp lý, đọc lại hệ thống kiến thức và bài tập đã được học.

Tránh tối đa việc vào Facebook hoặc làm những việc tương tự vì như vậy các em dễ mất thời gian vào những việc không hữu ích.

Bố trí mỗi ngày làm 1 đề thật cẩn thận giống như mình đang thi thật (nên làm đề đã có lời giải và chọn được đề có nguồn gốc chất lượng tốt).Thí sinh cần chọn đề vừa sức, phù hợp với đề thi hiện nay và có thể tham khảo những đề chính thức hay dự bị các năm trước.

Đến giờ phút này, thí sinh không nên làm những bài toán hóc búa, vượt quá khả năng của bản thân, điều này sẽ tạo cho các em tâm lý không tốt.

Thầy giáo Mai Anh Hùng, giáo viên dạy Toán, Trường THPT Trần Phú
Thầy giáo Mai Anh Hùng, giáo viên dạy Toán, Trường THPT Trần Phú

Hệ thống lại các dạng toán và các phương án đã dùng để xử lý bài toán đó. Ví dụ như bài tập về tiếp tuyến, học sinh cần xem có những kiểu câu hỏi và phương pháp giải quyết như thế nào, khi nào nên dùng cách lập hệ điều kiện tiếp xúc, khi nào dùng cách gọi tiếp điểm M(x0; y0), tránh việc sa vào làm quá chi tiết gây mất thời gian.
Thuộc và am hiểu chính xác định nghĩa, công thức tính, nắm vững các điều kiện và nội dung của định lý – hệ quả - tính chất.

Nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, buổi tối thí sinh đi ngủ sớm để cho đầu óc thoải mái, chuẩn bị tư tưởng tốt cho ngày thi hôm sau.

Khi làm bài thi

Khi vào phòng thi, thí sinh bình tĩnh, đọc toàn bộ đề rồi câu nào làm được thì làm trước luôn cho tự tin. Trong quá trình làm, không chủ quan đối với những câu hỏi dễ để tránh bị mất điểm, học sinh rất hay sai sót những chỗ cơ bản như: bài tập có mẫu số, có căn thức mà không đặt điều kiện; bình phương không xét dấu hai vế mà vẫn dùng kí hiệu “

 - 2

”...

Các em cố gắng soát bài ngay trong quá trình làm, nhìn thật rõ từ dòng trên xuống dòng dưới xem mình viết gì, biến đổi thế nào, dùng công thức nào, đã chặt chẽ chưa. Ví dụ với điều kiện A 

 - 3

 0 thì logA2 = 2log|A|, nhưng nếu  có A > 0 thì logA2 = 2logA.

Đối với những bài toán có điều kiện, khi giải xong các bước, học sinh nhớ kết hợp với điều kiện để đưa ra đáp số cuối cùng.

Khi làm bài thí sinh cố gắng tỉnh táo, quan sát mọi tình huống có thể xảy ra. Ví dụ giả thiết cho góc AMB =600o sẽ khác với góc giữa 2 đường thẳng AM và MB bằng 600o. Ở câu hỏi này thí sinh phải nắm vững bản chất góc giữa hai đường thẳng khác với góc giữa hai véc tơ như thế nào để giải bài tập.

Thí sinh cũng không bỏ cuộc quá sớm đối với những câu hỏi khó. Sau khi làm hết những bài dễ học sinh quay lại làm bài dạng khó hơn và nghĩ đến đâu cứ mạnh dạn làm đến đấy. Học sinh đúng ở bước nào sẽ vẫn được điểm ở bước ấy.

Sau khi làm xong không nên ra sớm, hãy soát lại tương ứng đề thi và bài làm của mình xem có sơ suất bỏ qua câu nào chưa làm vào bài thi, rồi từ từ soát lại cách làm và quá trình tính toán biến đổi từng bài đã làm.

Theo Khám Phá