Tập trận xe tăng của Trung Quốc diễn ra như thế nào?

29/08/2011 14:20
Đông Bình (theo Tân Hoa Xã)
(GDVN) - Những nhân tố này làm cho tinh thần của binh sĩ sa sút, chán nản và sức chiến đấu nhanh chóng giảm mạnh.
Trung Quốc đang triển khai nhiều cuộc tập trận mới để nâng cao sức chiến đấu cho các lực lượng, các binh chủng của quân đội nước này. Huấn luyện quân sự là nhiệm vụ chủ yếu của quân đội Trung Quốc trong thời bình, là một mặt quan trọng của sẵn sàng chiến đấu. Để tăng cường khả năng đánh thắng một cuộc chiến tranh cục bộ trong điều kiện thông tin hóa, hoàn thành nhiệm vụ quân sự đa dạng, quân đội Trung Quốc đã triển khai một đợt huấn luyện mới nhằm nâng cao khả năng quân sự chủ yếu. Vừa qua, tiểu đoàn xe tăng quân khu Thẩm Dương đã chọn một khu vực địa hình có đường núi gồ ghề, lầy lội để xe tăng tập trận men theo triền núi.
Quân Khu Thẩm Dương
Quân Khu Thẩm Dương
Theo lệnh của Sư trưởng Sư đoàn thiết giáp Quân khu Thẩm Dương Ngô Á Nam, cuộc tập trận chiến thuật tấn công bắn đạt thật ở miền núi của tiểu đoàn xe tăng đã được triển khai. Trong quá trình triển khai, một chiếc xe tăng đã sa vào vũng lầy, bánh xích không thể tiến lên do trơn trượt. Các binh lính nhảy xuống xe, dùng xẻng san bằng đất ở đầu xe, dỡ các khúc gỗ xuống đặt trước đầu xe. Sau đó, chiếc xe tăng đã “gào thét” vượt ra khỏi bùn lầy. Khi vượt qua sườn dốc, một chiếc xe bọc thép bị lật nghiêng. Nhận được lời kêu cứu, xe sửa chữa đã nhanh chóng được điều đến, buộc chặt dây cáp và xe bọc thép, kéo xe bọc thép đứng dậy để tiếp tục nhanh chóng “tham chiến”. Khi nghe được lệnh bị đối phương “tập kích trên không”, nhóm xe bọc thép nhanh chóng phân tán, lợi dụng địa hình, địa vật và khí tài thuận tiện, khẩn cấp tiến hành ngụy trang bí mật, ngay lập tức giấu mình vào cánh rừng mênh mông. Tập trận ở miền núi là phải nhanh chóng vượt qua những cửa ải như đoạn đường bị sát lở, cây đổ ngáng trở, cầu đứt khó qua, đoạn đường dốc 30 độ… Theo Sư trưởng Ngô Á Nam: “Miền núi có môi trường tự nhiên khắc nghiệt, núi cao đường ít, dốc đứng lại trơn, đường cong, gấp và hẹp, khe sâu rừng rậm… Bộ đội phải nhanh chóng cơ động, đến vị trí đúng giờ. Chúng tôi đã lắp khí tài hỗ trợ nhìn cho lực lượng điều khiển xe bọc thép, thiết bị hãm phanh khẩn cấp…, bảo đảm quan sát tốt và an toàn khi dừng xe, đổi xe bất ngờ”. Chính ủy Sư đoàn thiết giáp Hàn Vũ Phong cho rằng: Đứng trên cao mới nhìn được xa, nhìn được xa mới đi được xa. Tác chiến hiện nay đã khác xưa, các cuộc tấn công tiêu diệt điện tử luôn tồn tại khắp nơi, “phát hiện là tiêu diệt” trở thành quy luật sinh tử của chiến tranh. Đối mặt với thực tế khắc nghiệt như vậy, hiện nay cần chủ động nắm chắc “đánh thắng cuộc chiến tranh tương lai”, thành thục trên thao trường, nhưng cần điều chỉnh các thói quen. Tiến hành xen kẽ giữa bộ binh, xe tăng và pháo, giữa tấn công, truy tìm và tiêu diệt; vận dụng kết hợp đánh trả tại chỗ, bắn từ trên cây, chi viện tầm xa; dư luận đi trước, hỏa lực chống địch, tấn công tâm lý. Từ trên cây, phóng rốc-két phá hủy 3 xe bọc thép. Trong quá trình tập trận, có binh sĩ mặc áo ngụy trang màu xanh lá cây, mang theo ống rốc-két, trèo lên cây cao khoảng 5 m, tựa ống phóng vào chạc cây rồi ngắm mục tiêu. Mặc dù cành cây lắc lư, nhưng binh sĩ này đã bình tĩnh, hít sâu, điều chỉnh vị trí bắn, đo tốc độ gió và tốc độ di chuyển của mục tiêu, sau đó đã liên tiếp phóng rốc-két và tiêu diệt được 3 xe bọc thép của “đối phương”. Ở miền núi không tận dụng được lợi thế địa hình nhiều như đồng bằng, đòi hỏi mỗi xạ thủ phải có chiêu thức đánh địch giành chiến thắng. Theo Sư trưởng Sư đoàn thiết giáp Ngô Á Nam, cuộc chạy đua quân sự trong tương lai là cuộc chạy đua về sức mạnh, hơn nữa là cuộc chạy đua về trí tuệ, ý chí và lòng dũng cảm. Trên chiến trường không có người về nhì, lựa chọn duy nhất của người lính Trung Quốc là ưỡn ngực, đón nhận các thách thức, kể cả ở vùng núi cao. Những năm gần đây, Đảng ủy Sư đoàn Thiết giáp Trung Quốc đã tiến hành huấn luyện có đối tượng giả định thật, huấn luyện ở miền núi là chính, làm trọng điểm đẩy nhanh chuyển đổi mô hình xây dựng sức chiến đấu, nghiên cứu xây dựng hơn 50 khoa mục huấn luyện thích ứng với điều kiện khí hậu, môi trường địa lý, đặc điểm binh sĩ và nhu cầu chiến thuật; đã đề ra các tiêu chuẩn sát hạch với độ khó và cường độ huấn luyện cao hơn, huấn luyện ở miền núi có tính hệ thống và chuẩn mực hơn.
Các cuộc diễn tập đã điều “thực xa” (xe thật), dùng “thực binh” (binh lính thật), sử dụng “thực lôi” (mìn thật), đánh “thực đạn” (bắn đạn thật), phát “thực lệnh” (mệnh lệnh thật), bố trí “thực tình” (tình hình thực tế). Hơn 40 nghìn viên đạn trút xuống trận địa tiền duyên. Lực lượng thiết giáp được chia làm 3 phân đội tổng “tiến công”. Theo Phó Sư trưởng Phó Văn Hóa, từ trang bị chiến đấu của từng binh sĩ cho đến vật tư đạn dược của từng loại xe, tất cả đều phù hợp với tình hình thực tế chiến đấu, các loại vũ khí đều bắn đạn thật trong các tình huống chiến thuật. Cuộc tập trận được tổ chức như thật, chiếc xe tăng 304 đã chạm phải mìn, làm đứt một bánh xích. 3 chiến sĩ công binh lập tức tiến lên, mỗi người một dụng cụ dò mìn và nhanh chóng dò được 5 quả mìn chống tăng. Trong cuộc tập trận này, lượng đạn của pháo trên xe tăng, súng máy, hỏa tiễn 40 và súng cối là trên 40 nghìn viên, gấp 5 lần cuộc tập trận tương tự trước đây, lực lượng tham gia tập trận thực sự đã ngửi được mùi khói chiến trường, cảm thấy như đánh thật. Chủ nhiệm Cục Chính trị Sư đoàn Thiết giáp Đàm Đông Quân cho biết, cuộc tập trận đã tạo ra thách thức cao nhất và cái đạt được là sức chiến đấu. Kinh nghiệm huấn luyện tác chiến miền núi của quân đội nước ngoài Trong điều kiện bình thường, các binh sĩ chiến đấu cần 3000-4000 calo, nhưng chiến đấu ở miền núi thì cần nhiều năng lượng hơn, cần 6000 calo hoặc nhiều hơn. Vùng núi cao dễ ảnh hưởng đến khẩu vị của binh sĩ, ăn uống sẽ giảm đi, do đó làm cho tinh thần và sức chiến đấu của binh sĩ giảm xuống, khiến họ dễ mắc các bệnh liên quan đến miền núi. Địa hình miền núi ảnh hưởng khá lớn đến chi viện hỏa lực, trong có pháo, mục tiêu có thể ở đỉnh núi, khe núi hoặc sườn dốc, không có sự hiện diện tiền duyên liên tục, điều kiện thời tiết cũng không thể biết trước. Địa hình nhấp nhô và những ngọn núi cao đòi hỏi phải có một lượng lớn lực lượng cảnh giới để bao quát toàn bộ khu vực tác chiến. Môi trường miền núi có thể làm cho binh sĩ chịu sức ép lớn về sinh lý và tinh thần. Trong tác chiến miền núi ở Caucasus, quân Đức đã rút ra kết luận: Kể cả lực lượng tinh nhuệ cũng sẽ nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi ở môi trường miền núi, tinh thần và thể lực bị tiêu hao khá lớn. Tác chiến trong môi trường này, thể lực bị tiêu hao cao nhất. Điều kiện sống ở miền núi cũng rất gian khổ, có khi tất cả mọi hoạt động đều phải dừng lại, binh sĩ không nhận được bất cứ bưu kiện nào, lực lượng thay thế có thể sẽ không đến kịp thời. Những nhân tố này làm cho tinh thần của binh sĩ sa sút, chán nản và sức chiến đấu nhanh chóng giảm mạnh. Những nhiệm vụ đơn giản như điều khiển vũ khí, canh gác, tuần tra… đều cần có một ý chí nhất định, đó đều là những nhân tố cần xem xét khi triển khai nhiệm vụ tác chiến.
Đông Bình (theo Tân Hoa Xã)