Thư của người Việt trẻ: Thế hệ của chúng tôi không phải để "vứt đi"

08/07/2013 06:37
Độc giả Lê Xuân Hải
(GDVN) - Tôi không rõ tác giả Gia Hiền đã nhìn vào đâu và nhìn như thế nào để viết nên những vần thơ đầy bi quan như vậy về thế hệ trẻ, còn với tôi, là một người trẻ, tôi khẳng định: Thế hệ của chúng tôi không phải để "vứt đi" như thế.
LTS: Gửi một bức thư đầy trăn trở đến báo điện tử Giáo dục Việt Nam sau khi đọc những bài viết của các vị giáo sư, nhà nghiên cứu khi cho rằng, nhiều người Việt ngày nay vô cảm, hèn nhát.., thậm chí là nhiễm những thói xấu mà "không có thuốc gì chữa được", bạn đọc Lê Xuân Hải (Lớp báo in K31 A2 – Học viện Báo chí và tuyên truyền) khẳng định: Thế hệ của chúng tôi không phải để "vứt đi" như thế.

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam xin trích đăng nguyên văn bức thư của bạn đọc Lê Xuân Hải dưới đây:


"Nếu ai đó từng được đọc bài thơ “Thế hệ tôi, một thế hệ cúi đầu” của Gia Hiền thì chắc hẳn sẽ có suy nghĩ ngay rằng thế hệ trẻ ngày nay thật đúng như những gì người ta vẫn nói: vô cảm, hèn nhát, thụt lùi trí tuệ, không có khát vọng… và nói chung gần như là một “thế hệ vứt đi”!

Tôi không rõ tác giả Gia Hiền đã nhìn vào đâu và nhìn như thế nào để viết nên những vần thơ đầy bi quan như vậy về thế hệ trẻ, còn với tôi, là một người trẻ, tôi khẳng định: Thế hệ của chúng tôi không phải để "vứt đi" như thế.

Nếu bảo người trẻ chúng tôi vô cảm thì những mùa hè xanh, những mùa đông ấm đều là giả tạo, là vô nghĩa hết hay sao? Ảnh minh họa.
Nếu bảo người trẻ chúng tôi vô cảm thì những mùa hè xanh, những mùa đông ấm đều là giả tạo, là vô nghĩa hết hay sao? Ảnh minh họa.

Có thể nói, người Việt trẻ ngày nay “mạnh” hơn các thế hệ trước rất nhiều. Cái mạnh đầu tiên là về tri

Ông Dương Trung Quốc: Người Việt giỏi ứng biến nhưng tư duy manh mún

Ông Dương Trung Quốc: Người Việt giỏi ứng biến nhưng tư duy manh mún

GS Nguyễn Lân Dũng: Rất nhiều người Việt ham tiền, vô cảm, hèn nhát

GS Nguyễn Lân Dũng: Rất nhiều người Việt ham tiền, vô cảm, hèn nhát

“Bệnh gian và tham của người Việt không thể chữa được”

“Bệnh gian và tham của người Việt không thể chữa được”

thức, thế hệ trẻ ngày nay có điều kiện thuận lợi để tiếp thu khối tri thức khổng lồ, không giới hạn từ tất cả các quốc gia trên thế giới, về tất cả các lĩnh vực.

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin, người trẻ hiện nay hoàn toàn chủ động trong việc lĩnh hội những thông tin cần thiết. Điều đó giúp họ có đươc cái nhìn sâu sắc, đa chiều về những hiện tượng đã và đang xảy ra trong đời sống xã hội, khiến họ sống với tính thực tế cao nhất, không dễ bị lừa gạt hay ảo tưởng về một điều gì đó. Và cũng do đó, họ dám đấu tranh đến cùng vì lợi ích của bản thân và của xã hội.

Tri thức tăng lên đồng nghĩa với trí tuệ này càng phát triển. Tôi không nghĩ rằng trí tuệ của thế hệ mình nói riêng và trí tuệ của người Việt Nam nói chung đang bị thụt lùi như tác giả Thêm Hương trong bài viết “Việt Nam không giàu vì còn nhiều người “ăn xổi” và hưởng thụ” đã nhận định. Bởi nếu quả thật là như thế thì cái gì đã khiến cho những học sinh, sinh viên giành giải cao trong những cuộc thi khu vực và thế giới? Cái gì đã khiến cho những người nông dân có thể chế tạo ra đủ các loại máy móc, thậm chí là máy bay trực thăng? Và cái gì đã làm nên những thành tựu kinh tế - xã hội của nước ta như hiện nay?

Hơn nữa cơ sở mà tác giả đưa ra cho nhận định của mình chỉ là chỉ số xếp hạng của Tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu (WIPO). Rõ ràng chỉ số của WIPO chỉ dựa trên một số tiêu chí nhất định. Nó không thể phản ánh chính xác và đo lường được trí tuệ của một dân tộc. Cũng như chúng ta không thể nào khẳng định được rằng nước ta là quốc gia hạnh phúc nhất châu Á chỉ với chỉ số xếp hạng của Quỹ kinh tế mới (NEF).

Người trẻ chúng tôi, dùng kết quả để đo trí tuệ, lấy thành bại để luận tài năng. Chúng tôi không tin vào những gì không thực tế. Chúng tôi tin vào chính mình.

Có người bảo nhiều người Việt vô cảm, nhưng tôi thấy thế hệ tôi không thuộc phần đông đó. Người trẻ chúng tôi dám sống thật với những suy nghĩ và tình cảm của mình, dám phá tung những khuôn khổ, những “quy tắc” cứng nhắc không còn phù hợp với thời đại.

Nếu bảo người trẻ chúng tôi vô cảm thì những mùa hè xanh, những mùa đông ấm đều là giả tạo, là vô nghĩa hết hay sao? Người trẻ chúng tôi sống với tất cả đam mê, làm với tất cả nhiệt huyết và sống có trách nhiệm với cộng. Tôi hoàn toàn đồng ý khi có người khẳng định “nói người Việt trẻ hèn nhát là phiến diện”. Bởi chúng tôi dám nghĩ, dám làm, dám thành công và cũng dám thất bại. Chúng tôi có ước mơ, khát vọng và có sự tự tin để thực hiện.

Người trẻ chúng tôi luôn tự nhận thức được những giá trị và điểm mạnh của mình. Chúng tôi muốn tự đi bằng đôi chân của mình, nhưng để biến điểm mạnh thành sức mạnh, biến tiềm năng thành động năng để hành động và gặt hái được thành công, chúng tôi cần là một môi trường cởi mở để phát huy được những năng lực vốn có và nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước và xã hội. Chúng tôi tin và hi vọng về điều đó.

Đáp án chính thức môn Toán xem tại đây.

Đáp án chính thức môn Vật lý xem tại đây.

Đáp án chính thức môn Hóa học khối A xem tại đây.

Đáp án chính thức môn tiếng Anh khối A1 xem tại đây.

Độc giả Lê Xuân Hải