Bị điều tra, Abbot, Mead Johnson... đồng loạt giảm giá mạnh

11/07/2013 07:07
Lâm Giang (theo China Daily)
(GDVN) - Việc giảm giá được xem là một nỗ lực để giảm nhẹ mức tiền phạt nếu các nhà điều tra Trung Quốc tìm thấy các hành vi sai trái của các hãng sữa này và xoa dịu sự tức giận của người tiêu dùng.
Nhiều hãng sữa công thức nước ngoài tại Trung Quốc đồng loạt tuyên bố giảm giá bán hàng sau khi chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ tiến hành điều tra về việc thao túng giá và chống cạnh tranh.

Abbott Laboratories (ABT) tuyên bố sẽ giảm 12% giá sữa công thức cho trẻ em. Hãng sữa nước ngoài lớn thứ 4 tại thị trường Trung Quốc công bố giảm giá một tuần sau khi chính phủ Trung Quốc thông báo có thể bắt đầu ấn định giá sữa.

Abbott Laboratories (ABT) tuyên bố sẽ giảm 12% giá sữa công thức cho trẻ em.
Abbott Laboratories (ABT) tuyên bố sẽ giảm 12% giá sữa công thức cho trẻ em.

Abbott sẽ giảm giá các sản phẩm bao gồm các nhãn hiệu Similac và Pediasure tại một số thị trường, giảm khoảng 4% đến 12% tại Trung Quốc, phát ngôn viên của công ty, ông Pamela Harrison cho biết.

Các hãng Danone và Nestle cũng tuyên bố sẽ giảm giá mạnh, khoảng 20%, sau khi Trung Quốc công bố điều tra.

Hôm 8/7, hãng sữa bột Trung Quốc Beingmate Group Co Ltd tuyên bố sẽ giảm giá từ 5-20% từ ngày 10/7 để tăng khả năng cạnh tranh. Cùng ngày, hãng Royal FrieslandCampina NV của Hà Lan đưa ra tuyên bố sẽ giảm giá 5%.
 
Việc giảm giá được xem là một nỗ lực để giảm nhẹ mức tiền phạt nếu các nhà điều tra Trung Quốc tìm thấy các hành vi sai trái của các hãng sữa này và xoa dịu sự tức giận của người tiêu dùng, tờ China Daily dẫn lời các chuyên gia ngày 10/7 cho biết.

Hồi đầu tháng này, Ủy ban phát triển và cải cách quốc gia Trung Quốc (NDRC) cho biết, họ quyết định điều tra 5 hãng sữa bột nước ngoài bao gồm Nestle, Abbott, Mead Johnson, Danone's Dumex và Wyeth Nutrition và một hãng sữa nội Biostime International sau khi thu thập được bằng chứng cho thấy các công ty này đã bán sản phẩm với giá cao hơn ở Trung Quốc và giá sữa do các công ty này niêm yết tăng tới 30% kể từ năm 2008.
Lâm Giang (theo China Daily)