Nực cười: Biển Đông vẫn ổn định, Philippines bôi nhọ Trung Quốc?!

17/07/2013 08:30
Hồng Thủy
(GDVN) - Trung Quốc luôn đặt điều kiện tiên quyết cho tất cả các cuộc đàm phán về Biển Đông đòi đối phương phải thừa nhận toàn bộ Biển Đông thuộc về Trung Quốc?! Sau đó đàm phán gì thì đàm phán. Đây mới thực sự là nguyên nhân của mọi bế tắc và căng thẳng.
Bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Tiếp tục cuộc khẩu chiến với Philippines, ngày 16/7 Bộ Ngoại giao Trung Quốc họp báo tiếp tục cáo buộc Manila đã "thờ ơ với quyền và lợi ích của Bắc Kinh trong việc cố ý đưa tranh chấp Biển Đông ra trọng tài quốc tế."
Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại một lần nữa lên giọng sai trái rằng Philippines chiếm đóng bất hợp pháp "một số đảo và rặng san hô trong quần đảo Nam Sa" (thực tế là quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Quốc trơ trẽn nhận là của mình) là nguyên nhân trực tiếp của vụ tranh chấp giữa Trung Quốc - Philippines. Bắc Kinh đã cố tình đánh lạc hướng dư luận bằng việc né đề cập bản chất vụ kiện của Philippines từ chỗ Manila kiện Trung Quốc "áp dụng và giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) đối với yêu sách chủ quyền ở Biển Đông thông qua đường 9 đoạn vô lý và phi pháp" thành việc đưa "tranh chấp Biển Đông" ra trọng tài quốc tế. Trung Quốc tuyên bố cái gọi là "chủ quyền" với 85% diện tích Biển Đông qua cái gọi là đường 9 đoạn vô lý và phi pháp, trong đó bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez ngày 15/7 cho biết, Trung Quốc luôn đặt điều kiện tiên quyết trịch thượng và nực cười cho các cuộc đàm phán rằng, Philippines phải thừa nhận toàn bộ Biển Đông là của Trung Quốc, sau đó đàm phán gì thì đàm phán. Đó là nguyên nhân của mọi bế tắc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez ngày 15/7 cho biết, Trung Quốc luôn đặt điều kiện tiên quyết trịch thượng và nực cười cho các cuộc đàm phán rằng, Philippines phải thừa nhận toàn bộ Biển Đông là của Trung Quốc, sau đó đàm phán gì thì đàm phán. Đó là nguyên nhân của mọi bế tắc.
Riêng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đoạt trái phép năm 1974 và chiếm đóng trái phép từ đó đến nay, bất chấp mọi nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế cũng như sự phản đối kiên quyết, liên tục từ Việt Nam. Tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện là tâm điểm tranh chấp lãnh hải của 5 nước, 6 bên ở Biển Đông, tức là tranh chấp đa phương, nhưng đến hiện tại Bắc Kinh vẫn khăng khăng đòi đàm phán tay đôi với từng bên tranh chấp hòng bẻ đũa từng chiếc, âm mưu độc chiếm Biển Đông làm ao nhà. Tuy nhiên điều này vấp phải sự phản đối của các bên tranh chấp cũng như cộng đồng quốc tế, cộng với những hành động leo thang của Bắc Kinh trên thực địa mới khiến Biển Đông trở nên căng thẳng và tiềm ẩn nguy cơ xung đột. Trong khi cố gắng tìm cách bác bỏ tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez hôm qua 15/7 thì bà Hoa Xuân Oánh lại cố tình lờ tịt đi một nội dung đặc biệt quan trọng khiến Philippines phải thốt lên rằng đã kiệt sức trong các nỗ lực giải quyết tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc một cách hòa bình qua kênh chính trị, ngoại giao. Nội dung đặc biệt đó được ông Raul Hernandez công khai với báo chí hôm 15/7 rằng, Trung Quốc luôn đặt điều kiện tiên quyết cho tất cả các cuộc đàm phán về Biển Đông đòi đối phương phải thừa nhận toàn bộ Biển Đông thuộc về Trung Quốc?! Sau đó đàm phán gì thì đàm phán.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario: Manila đã kiệt sức trong đàm phán với Trung Quốc ở Biển Đông
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario: Manila đã kiệt sức trong đàm phán với Trung Quốc ở Biển Đông
Đây mới thực sự là nguyên nhân của mọi bế tắc và căng thẳng trong tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông, bà Oánh đã lờ tịt nó đi khi bị người đồng cấp Philippines vạch trần và tìm cách lấp liếm bằng việc đổ lỗi cho Philippines "gây rối", "bôi nhọ Trung Quốc."Việc Philippines công khai chỉ trích Trung Quốc tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 46 ở Brunei và diễn đàn an ninh khu vực ARF có nguyên nhân trực tiếp của nó, do Trung Quốc đã khơi mào công kích Philippines đúng hôm khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN.

Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc đăng trên trang nhất bản quốc tế bài xã luận Bắc Kinh đe dọa "phản công" Manila, chụp mũ Manila phạm 7 "trọng tội" ở Biển Đông.

Trước đó 2 ngày, ông Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc cũng từng bóng gió xa xôi rằng Philippines tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài trong xử lý tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc là "vô ích", "không đáng nỗ lực".
Ông Vương Nghị (phải), Ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc với gần như toàn bộ Biển Đông và khăng khăng đòi đàm phán tay đôi giải quyết tranh chấp, bị người đồng cấp Philippines Albert del Rosario bật dậy phản đối giữa hội nghị.
Ông Vương Nghị (phải), Ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc với gần như toàn bộ Biển Đông và khăng khăng đòi đàm phán tay đôi giải quyết tranh chấp, bị người đồng cấp Philippines Albert del Rosario bật dậy phản đối giữa hội nghị.
Bà Oánh nói, Trung Quốc "cảm thấy khó hiểu về cách Philippines khẳng định yêu sách chủ quyền ở Biển Đông", đồng thời chụp mũ cho Manila đang "bóp méo sự thật" và "bôi nhọ Trung Quốc"?! Kết thúc bài phát biểu, Hoa Xuân Oánh khẳng định rằng "tình hình chung ở Biển Đông cơ bản ổn đinh" trong khi vùng biển này đang trở thành điểm nóng trên thực địa cũng như mặt trận truyền thông khiến cả khu vực và cộng đồng quốc tế phải lo ngại. Trung Quốc tiếp tục cái gọi là "thiện chí và chân thành tối đa" kêu gọi Philippines "sửa chữa sai lầm" và quay trở lại đàm phán tay đôi với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông. * Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!

Hồng Thủy