Đại gia McDonald's kiếm bộn tiền từ... bất động sản

18/07/2013 13:54
Hà Nhi
(GDVN) - Ít ai biết được rằng: Hãng thức ăn nhanh số 1 thế giới McDonald's còn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh cốt lỗi đó là bất động sản.
Những thương hiệu thức ăn nhanh có những cửa hàng nằm ở vị trí đắc địa là yếu tố chính quyết định sự thành công của cửa hàng mà họ mở ra, nhưng với McDonal's thì điều này còn mang một yếu tố khác. Bởi ngoài mảng kinh doanh thức ăn nhanh của mình, McDonald's còn đầu tư vào bất động sản, lĩnh vực kinh doanh cốt lỗi của hãng thức ăn nhanh số 1 thế giới này. 
Trên thực tế, McDonald's đang sở hữu 45% và 70% nhà hàng trong chuỗi 34.500 cửa hàng của mình trên toàn thế giới - và đó luôn là nguồn thu rất lớn của hãng thức ăn nhanh trên. 
Trong 4 hình thức nhượng quyền mà McDonald's đang thực thi thì hình thức ưu tiên hàng đầu của McDonald's là BFL Frandchises "Business facilities Lease", cấp nhượng quyền dưới hình thức cho thuê cơ sở vật chất kinh doanh. 

McDonald's đổ bộ thị trường Việt Nam.
McDonald's đổ bộ thị trường Việt Nam.
Thông qua BFL, bên nhận quyền có thể mua lại toàn bộ tài sản sau năm đầu tiên kinh doanh và gia hạn thời gian nhượng quyền kinh doanh thêm 20 năm sau kỳ đầu tiên của hợp đồng. Điều này giúp McDonald's hưởng được một phần chênh lệch giá rất nhiều khi bán lại cho đối tác nhượng quyền của mình. 
Ở Ấn Độ và Trung Quốc không cho phép người nước ngoài sở hữu đất đai, nên tất cả các cửa hàng đều được quản lý bởi đối tác nhượng quyền riếng lẻ và các công ty liên doanh. 

Ảnh độc bên trong lò sản xuất khoai tây chiên của McDonald

Ảnh độc bên trong lò sản xuất khoai tây chiên của McDonald

McDonald's vào VN, ai bất lợi nhất?

McDonald's vào VN, ai bất lợi nhất?

Ở Trung Quốc, chiến lược bất động sản của họ là chỉ bán lại những cửa hàng có kết quả kinh doanh tốt cho đối tác chứ không cho thuê như ở thị trường Mỹ. Đối với thị trường Châu Á, chiến lược đầu tư vào bất động sản đều được McDonald's tùy chỉnh theo luật pháp sở tại. 
Với cơ chế luật pháp trên, McDonald's còn đưa vào chiến lược kinh doanh của mình chuỗi cửa hàng McExpress và Mccafe tại những trạm tiếp nguyên liệu có vị trí thuận lợi.
Cụ thể hơn, McDonald's đã liên kết với tập đoàn Sinopec của Trung Quốc và một số tập đoàn khác của Ấn độ để quyền chọn mở cửa hàng tại hơn 100.000 trạm cung cung cấp nhiên liệu của Trung Quốc và Ấn Độ. Cách này đã giúp doanh số bán hàng của hãng tăng vọt tại 2 quốc gia trên. Và khiến đối thủ chính của mình là Yum! Brand phải bắt trước làm theo, để không phải mất đi mảng thị phần tiềm năng này. 
Mới đây, McDonald's đã công bố chính thức tiến vào thị trường Việt Nam thông qua đối tác nhượng quyền thương mại là ông Henry Nguyễn (Nguyễn Bảo Hoàng), đã gây nhiều chú ý cho giới doanh nhân trong nước. 
Tờ Tuổi trẻ cho hay: Các nhà phân tích dự đoán mức phí ban đầu để mở đại lý nhượng quyền là không dưới 45.000 USD, chưa kể hơn 20 khoản khác như phí dịch vụ trả cho chủ thương hiệu chiếm 4% doanh thu, lệ phí quảng cáo - ít nhất 4% doanh thu. Có nghĩa là, doanh nghiệp nhượng quyền thương mại phải chịu phí kép, gồm phí trước khi hoạt động và trong khi kinh doanh.
Tổng cộng tổng vốn đầu tư (phí chuyển nhượng, thuê mặt bằng, thiết bị, trang trí nội thất) cho mỗi cửa hàng McDonald’s có thể vào khoảng 214.000 - 2,1 triệu USD.
Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Giáo dục VN, một chuyên gia trong lĩnh vực thức ăn nhanh nhấn mạnh: 2,1 triệu USD chỉ là cái giá để mở một cửa hàng nhượng quyền trong khi đó, công ty đối tác của McDonald's lấy nhượng quyền về VN kinh doanh phải trả hơn gấp nhiều lần con số đó.
Tựu chung lại, McDonald's bước vào thị trường Việt Nam dự báo sẽ là cuộc đấu của các thương hiệu ngoại. Dù cuộc chiến này có như thế nào đi nữa thì người tiêu dùng cũng sẽ là người được hưởng lợi từ cuộc chiến này. 
Hà Nhi