Nợ xấu ngân hàng nhìn từ sự biến mất của Habubank

02/08/2013 07:25
Hoàng Lực (TH)
(GDVN) - Cái chết của Habubank được nhận định bằng cụm từ "do tập trung tín dụng vào một số khách hàng lớn", tập trung ở các lĩnh vực như: đóng tàu, sản xuất giấy, thủy sản. Chỉ với 50 khách hàng lớn đã chiếm tới 65% tổng nợ của Habubank.
Với nhiều người dân hay chính xác hơn là những người làm việc trong ngành Tài chính Ngân hàng thủ đô chắc chắn sẽ nhớ mãi ngày 28/8/2012. Bởi sau 24 năm hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam đã chính thức biến mất thương hiệu Habubank giờ chỉ còn trong quá khứ.

Sau thời gian nguồn vốn cho các doanh nghiệp vay nhưng không thu hồi được dẫn đến nợ xấu cùng với khó khăn chung của nền kinh tế khiến Habubank điêu đứng. Cuối cùng để đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông, Hội đồng Quản trị (HĐQT) Habubank quyết định sát nhập ngân hàng này vào Ngân hàng cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB), cùng với đó thương hiệu Habubank chính thức biến mất.

Hào quang quá khứ

Habubank ra đời vào những ngày cuối mùa đông năm Mậu Thìn (2/1/1989), tiền thân là Ngân hàng phát triển nhà Hà Nội. Tháng 4/1989, Habubank khai trương hoạt động tại số nhà 125 Bà Triệu, Hà Nội.

Trong ký ức của những người sáng lập đầu tiên, hình ảnh của Habubank là một con rồng dũng mãnh. Như ông Nguyễn Trọng Trị, nguyên Tổng giám đốc Habubank đã từng ví von: “Habubank cầm tinh con rồng/ Bay trong nắng hạ mưa đông/ Vắt mình qua hai thiên niên kỷ!”.
 
Habubank là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam từ nguồn vốn điều lệ nhỏ bé 5.000 tỷ đồng, đến năm 2009 tổng tài sản của Habubank là 26.286 tỷ đồng
Habubank là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam từ nguồn vốn điều lệ nhỏ bé 5.000 tỷ đồng, đến năm 2009 tổng tài sản của Habubank là 26.286 tỷ đồng

Đến tháng 6/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra Quyết định số 104/QĐ-NH5 cho phép Ngân hàng phát triển Nhà Thành phố Hà Nội trở thành một ngân hàng thương mại đa năng, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đa dạng cho khách hàng và chính thức đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội với số vốn điều lệ là 5 tỷ đồng, thời gian hoạt động 99 năm.

Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển, khẳng định vị thế của Habubak trong 24 năm từ khi thành lập đến khi chính thức phải sáp nhập, có thể khẳng định đó là một chặng đường dài để Habubank trở thành một trong những ngân hàng TMCP mạnh nhất tại Việt Nam.

Trong kỷ yếu ngân hàng, ông Nguyễn Văn Bảng - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Habubank viết: “Mới thành lập, Habubank chỉ có 16 cán bộ với số vốn ban đầu 5 tỷ đồng, hoạt động theo hướng chuyên doanh, nay vốn điều lệ đã lên hơn 4.000 tỷ đồng, tổng tài sản tăng từ 7 tỷ đồng lên gần 50.000 tỷ”.

Còn bà Bùi Thị Mai, Tổng giám đốc Habubank nói về những tháng ngày vàng son một thời của cái tên Habubank: “Những năm 91-92 thế kỷ trước, thời kỳ thị trường tài chính tiền tệ trong nước có thể coi là chao đảo thì Habubank vẫn giữ được thế ổn định để phát triển. Rồi đến thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998, ít nhiều ảnh hưởng đến thị trường tài chính tiền tệ trong nước, Habubank vẫn vượt qua được thử thách, thu được thành công”.

Nhìn vào lơi nhuận Habubank qua các năm tồn tại khiến nhiều cổ đông Habubank tiếc nuối. Năm 2011, ngân hàng này mới bắt đầu lỗ. Đơn vị: triệu đồng.
Nhìn vào lơi nhuận Habubank qua các năm tồn tại khiến nhiều cổ đông Habubank tiếc nuối. Năm 2011, ngân hàng này mới bắt đầu lỗ. Đơn vị: triệu đồng.

Habubank với hình ảnh logo hình ngôi nhà gắn bó với hàng nghìn khách hàng trở thành thương hiệu lớn. Từ một ngân hàng có vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng, ngày 18/12/2009 Habubank chính thức hoàn thành việc phát hành 20 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng theo quyết định số 8115/NHNN - TTGSNH của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Nếu sớm áp dụng văn hóa từ chức có thể EVN Telecom không... chết

Nếu sớm áp dụng "văn hóa từ chức" có thể EVN Telecom không... chết

EVN Telecom bị khai tử, hệ lụy còn đến bây giờ

EVN Telecom bị khai tử, hệ lụy còn đến bây giờ

VNPT tụt dốc: Có thể trở thành EVN Telecom thứ 2?

VNPT "tụt dốc": Có thể trở thành EVN Telecom thứ 2?

Tính đến ngày 30/11/2009, tổng tài sản của Habubank là 26.286 tỷ đồng, tổng huy động là 21.684 tỷ đồng, tổng dư nợ là 14.121 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 465 tỷ đồng. Mạng lưới chi nhánh Habubank phát triển mạnh với gần 100 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc.
Trong buổi lễ kỷ niệm 21 năm thành lập Lễ kỷ niệm, Habubank chính thức ra mắt và đưa vào hoạt động Trung tâm dịch vụ khách hàng - Habubank Contact Center, nhằm có thêm kênh cận dịch vụ ngân hàng mới cho khách hàng thông qua hệ thống tổng đài, hộp thư thoại, email...

Thế nhưng chỉ sau đó 3 năm với việc nguồn vốn cho doanh nghiệp vay không thu hồi được khiến nợ xấu của Habubank ngày càng trầm trọng, đến thời điểm sáp nhập nợ xấu của ngân hàng này lên tới 3.729 tỷ đồng (chiếm 23,66%).

Những sai lầm khiến Habubank “biến mất”

Một trong những lý do Habubank phải tính đến sáp nhập là do nợ xấu, nguyên nhân đến từ việc Habubank có chiến lược kinh doanh không phù hợp. Theo báo cáo đánh giá lại tài sản và các khoản dự phòng liên quan của Công ty Kiểm toán Ernst&Young, trước khi sáp nhập Habubank chịu khoản lỗ lũy kế là 4.066 tỷ đồng.

Cái chết của Habubank được nhận định bằng cụm từ "do tập trung tín dụng vào một số khách hàng lớn", tập trung ở các lĩnh vực như: đóng tàu, sản xuất giấy, thủy sản. Chỉ với 50 khách hàng lớn đã chiếm tới 65% tổng nợ của Habubank.

Trong đó các khoản cho vay và đầu tư trái phiếu gắn với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) được xác định là gánh nặng lớn nhất dẫn đến những khó khăn phải tính đến sáp nhập. Nhiều người cũng cho rằng Vinashin chính là nguyên nhân khiến ngân hàng này phải sáp nhập. Habubank đã cho Vinashin vay 2.745 tỷ đồng, thêm 600 tỷ đồng trái phiếu do tập đoàn phát hành mà ngân hàng mua, tổng cộng 3.345 tỷ đồng, bằng 83% vốn điều lệ. 5-6 năm trước, Vinashin là một doanh nghiệp có bề ngoài đang lên, không ít ngân hàng đã cho tập đoàn vay những khoản tiền lớn, vượt 15% vốn tự có dù theo quy định, tổ chức tín dụng không được cho vay như vậy.

Hậu quả là mỗi năm, chỉ nguyên bù đắp khoản chi phí huy động vốn cho khoản vay của Vinashin, Habubank mất đứt 500 tỉ đồng. Liên tục ở trong tình trạng phải có bằng được vốn huy động sau trả cho vốn huy động, Habubank năm 2011 đã không tránh khỏi trở thành ngân hàng đầu tiên báo lỗ.

Chủ tịch Habubank Nguyễn Văn Bảng và Tổng giám đốc Bùi Thị Mai (ngồi ngoài cùng bên phải) tại buổi công bố sáp nhập vào SHB. Ảnh: Thanh Lan.
Chủ tịch Habubank Nguyễn Văn Bảng và Tổng giám đốc Bùi Thị Mai (ngồi ngoài cùng bên phải) tại buổi công bố sáp nhập vào SHB. Ảnh: Thanh Lan.

Một nhân viên tín dụng tại Habubank khi đó thừa nhận: “Việc cấp tín dụng cho Vinashin từng một thời được xem là niềm tự hào của ngân hàng chúng tôi so với các nhà băng khác. Không ngờ, chính Vinashin lại là một trong những nguyên nhân chính khiến chúng tôi mất thanh khoản ‘không phanh’ nhanh như thế”.

Một khách hàng lớn nữa là Công ty Thủy sản Bình An (Bianfishco) cũng góp phần làm cho Habubank điêu đứng.

Habubank góp vốn mua 5 triệu cổ phần với giá 16.000 đồng một cổ phiếu, trị giá 80 tỷ đồng (tương đương 10% vốn điều lệ của Bianfishco). Ngoài ra, còn một khoản mua có kỳ hạn 25 triệu cổ phiếu Bianfishco, trị giá 125 tỷ đồng. Một khoản ủy thác đầu tư khác Habubank mua 9 triệu cổ phiếu Bianfishco, trị giá 62 tỷ đồng. Như vậy Habubank đã đầu tư vào Bianfishco trị giá 267 tỷ đồng.

Thêm vào đó hoạt động kinh doanh tiền tệ trên thị trường 2 của Habubank trong thời gian qua cũng gặp phải những rủi ro tín dụng, trong đó có 270 tỷ đồng tiền gửi tại Công ty Tài chính Cao su và hơn 200 tỷ đồng tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí Toàn cầu, Đệ Nhất (hiện đã hợp nhất vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - PV), Tài chính Sông Đà và Tài chính Handico. Các khoản tiền gửi này đến thời điểm sáp nhập đều chưa thu hồi được...

Những hình ảnh sẽ khiến người Habubank nhớ mãi, sau khi Ngân hàng Nhà nước có quyết định sáp nhập Habubank vào SHB thì mọi công việc thao dỡ biển hiệu Habubank tại trụ sở chính và các chi nhánh được tiến hành
Những hình ảnh sẽ khiến người Habubank nhớ mãi, sau khi Ngân hàng Nhà nước có quyết định sáp nhập Habubank vào SHB thì mọi công việc thao dỡ biển hiệu Habubank tại trụ sở chính và các chi nhánh được tiến hành


Trước khó khăn trên, cực chẳng đã dù không muốn nhưng để đảm bảo quyền lợi của cổ đông, Hội đồng quản trị ngân hàng Habubank đã quyết định sáp nhấp vào Ngân hàng cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước, Habubank chính thức sáp nhập SHB từ 28/8. Như lời Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển (người thường được biết đến với cái tên "bầu" Hiển) khẳng định: "Kể từ ngày 28/8, quý vị sẽ không còn nhìn thấy cái tên Habubank".

Được biết, chi phí xóa tên biển của Habubank tại trụ sở chính, các phòng giao dịch, chi nhánh, trụ sở, cái tên Habubank trên các máy rút tiền ATM…để thay thế bằng SHB mất khoảng 2,1 tỷ đồng.

Ngân hàng SHB mới sau khi nhận sáp nhập Habubank có vốn điều lệ gần 9.000 tỷ đồng với tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng (ngang với quy mô của các nhà băng trong khối G12).

Sau khi sáp nhập thì triển vọng và hiệu quả sau vụ sáp nhập này được cho là sẽ đạt lợi nhuận trước thuế khoảng 1.850 tỷ đồng, ngay trong năm 2012 là hoàn toàn khả thi, theo đó sẽ bù đắp hết lỗ phát sinh trước sáp nhập. Năm 2013, lợi nhuận trước thuế dự tính là 2.115 tỷ đồng. Năm 2014, dự kiến ngân hàng sau sáp nhập sẽ đi vào hoạt động ổn định.
Hoàng Lực (TH)