"Hải quân Trung Quốc xa bờ 500 km sẽ không biết đánh đấm như thế nào"

03/08/2013 16:49
Việt Dũng
(GDVN) - Mặc dù Trung Quốc đã đầu tư lớn, trở thành cường quốc quân sự chính ở châu Á..., nhưng họ không thể thống trị thế giới.
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc

Trong một cuốn sách mới mang tên "Trung Quốc đi ra thế giới", nhà quan sát vấn đề Trung Quốc nổi tiếng của Mỹ, David Shambaugh viết: Không ít người cảnh báo, chúng ta sắp phục tùng sự thống trị của Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc còn lâu mới đến ngày thống trị thế giới, cũng không thấy có dấu hiệu muốn thống trị thế giới bằng được, mà nếu đã thực sự thống trị thế giới (điều không thể), thì họ cũng không biết làm thế nào với thế giới.

Theo bài viết, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sẽ có một ngày sẽ trở thành lớn nhất. Những, xét tới họ có dân số nhiều nhất, điều này không có gì đặc biệt. Đến nay, kinh tế Mỹ vẫn hơn gấp đôi Trung Quốc, tính theo bình quân đầu người gấp 12 lần Trung Quốc.

Trung Quốc đầu tư vốn khổng lồ để xây dựng quân đội, đã trở thành cường quốc quân sự chủ yếu của châu Á. Nhưng, Hải quân Trung Quốc cách bờ biển của họ ngoài 300 km (theo chú thích của báo Trung Quốc: khoảng 482 km) thì không biết đánh đấm gì, thậm chí không thể bảo tồn được sức mạnh quân sự quy mô lớn. Trung Quốc không có căn cứ ở nước ngoài, cũng ít có đồng minh quân sự.

Các công ty Trung Quốc tìm mọi cách không ngừng đoạt lấy tài nguyên để thúc đẩy sự phát triển của nước này, nhưng trên 90% kim loại và khoáng sản được mua từ các nhà sản xuất hoặc thị trường hàng có sẵn của nước ngoài, tài nguyên được bản thân Bắc Kinh kiểm soát đã ít lại càng ít.

Tàu vận tải đổ bộ Côn Luân Sơn, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Tàu vận tải đổ bộ Côn Luân Sơn, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Nếu Trung Quốc không thể mua được cũng không thể đánh bại thế giới khi xảy ra chiến tranh, vậy làm thế nào để thống trị thế giới? Thông qua ngoại giao hay thực lực mềm? Không có khả năng lắm. Về ngoại giao, Trung Quốc có tiêu chí nước lớn, nhưng ngoài đề xướng hội đàm sáu bên, không áp dụng bất cứ hành động nào ở bất cứ đâu để gây ảnh hưởng đến các vấn đề của thế giới. Chính sách ngoại giao sợ rủi ro làm cho Bắc Kinh không thể trở thành lãnh đạo ngoại giao.

Tuy Trung Quốc đầu tư vốn khổng lồ thông qua truyền thông tuyên truyền hình tượng đến toàn thế giới, nhưng vấn đề là người dân các nước có thể khâm phục sự thịnh vượng của Trung Quốc, nhưng ít người muốn sống ở Trung Quốc. Đa số người cũng không có thiện cảm với vai trò toàn cầu của họ. Shambaugh cho rằng, các bước chân của Trung Quốc ngày càng vươn ra toàn cầu, nhưng không có độ sâu đặc biệt.

Đương nhiên, tất cả những điều này có thể sẽ thay đổi. Nhưng, dự đoán Trung Quốc dừng bước trên sân khấu thế giới cũng có lý do nhiều như dự đoàn họ xưng bá thiên hạ. Đặc biệt là một loạt vấn đề cấp bách trong nước của họ khiến cho nhà lãnh đạo mất ăn mất ngủ. Trong khi đó, những người khác có thể ăn ngủ thoải mái.

Tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056, Hải quân Trung Quốc
Tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056, Hải quân Trung Quốc
Việt Dũng