Báo Nhật: Nhật Bản cần tận dụng cơ hội tăng cường quân bị ngăn chặn TQ

05/08/2013 06:30
Việt Dũng (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
(GDVN) - Theo bài viết, Mỹ cắt giảm ngân sách quốc phòng đem lại cơ hội cho Nhật Bản phát huy vai trò đồng minh và Nhật sẽ không bỏ lỡ cơ hội đó.
Tàu ngầm tấn công thông thường lớp Harushio, Nhật Bản
Tàu ngầm tấn công thông thường lớp Harushio, Nhật Bản

Ngày 29 tháng 7, tờ "The Japan Times" Nhật Bản đăng bài viết của bình luận viên vấn đề ngoại giao Nhật Bản, cựu Đại sứ Nhật Bản tại Thái Lan Okazaki Hisahiko cho rằng, hiện nay, Chính phủ Mỹ đã bắt đầu cắt giảm mang tính cưỡng chế đối với ngân sách Liên bang. Trong cắt giảm ngân sách tự động, toàn diện lần này, bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất chính là ngân sách quốc phòng của Mỹ.

Theo bài viết, gần đây, 4 cơ quan nghiên cứu Mỹ trong đó có Trung tâm an ninh Mỹ mới (Center for a New American Security, CNAS) đã tiến hành đánh giá, cho rằng, Mỹ cần thiết cắt giảm 2-4 tàu sân bay, 7-9 tàu tuần dương và 4-14 tàu khu trục.

Mặc dù chính quyền Obama kiên trì chính sách "quay trở lại châu Á", nhưng hầu như cũng chỉ có điều chuyển lực lượng quân sự từ khu vực khác trên thế giới. Bất kể thế nào, sau khi cắt giảm ngân sách quốc phòng, thực lực ứng phó với cuộc chiến tranh tiềm tàng của Mỹ sẽ không đủ để ứng phó với cục diện mất cân bằng sức mạnh do sức mạnh hải, không quân Trung Quốc tăng cường nhanh chóng tạo ra.

Đánh giá của 4 cơ quan nghiên cứu cho rằng, Mỹ cần để cho đồng minh lấp đi khoảng trống do cắt giảm ngân sách gây ra. Báo cáo này hoan nghênh Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tăng tàu ngầm lên 22 chiếc, hiện nay con số này là 16 chiếc.

Tàu ngầm thông thường lớp Oyashio Nhật Bản
Tàu ngầm thông thường lớp Oyashio Nhật Bản

Theo Okazaki Hisahiko, trong tình hình hiện nay, đồng minh Mỹ-Nhật cần lấy việc thực hiện quyền tự vệ tập thể làm trọng điểm hợp tác giữa quân đội hai nước.

Có lẽ người ngoài khó mà lý giải được hành động này, nhưng lập trường chính thức của Nhật Bản rất rõ ràng: Mặc dù Nhật Bản có quyền căn cứ vào Hiến chương Liên hợp quốc thực hiện quyền tự vệ tập thể, nhưng "Hiến pháp hòa bình" cấm Nhật Bản làm như vậy.

Nếu có thể giải quyết vấn đề này, Lực lượng Phòng vệ sẽ có thể triển khai hợp tác với Mỹ ở phạm vi lớn hơn, lúc đó Lực lượng Phòng vệ không chỉ có thể cùng với quân Mỹ bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản, quân đội hai nước cũng sẽ có “thành tích” lớn hơn trên sân khấu quốc tế.

Bài viết của Okazaki Hisahiko cho rằng, từ Yokosuka, Nhật Bản tới vịnh Ba Tư được gọi là "tuyến đường dầu mỏ" trên biển, nếu cho phép một tàu khu trục của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tham gia nhiệm vụ tuần tra được Hạm đội 7 Mỹ triển khai ở "tuyến đường dầu mỏ", gánh nặng của Hải quân Mỹ sẽ được giảm nhẹ rất lớn. Nếu cộng thêm 1 tàu khu trục trang bị máy bay trực thăng, gánh nặng của quân Mỹ sẽ tiếp tục giảm đi.

Ở Đại Tây Dương, Hải quân Canada đã trực tiếp tham gia nhiệm vụ tuần tra của quân Mỹ, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cũng có thể làm như vậy.

Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu Nhật Bản
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu Nhật Bản

Okazaki Hisahiko cho rằng, Mỹ đương nhiên hoanh nghênh kế hoạch mở rộng tàu ngầm của Nhật Bản. Nếu Lực lượng Phòng vệ Biển đưa nhiệm vụ săn ngầm của máy bay tuần tra săn ngàm P-3C từ khu vực lân cận căn cứ Djibouti, đông bắc châu Phi của quân Mỹ mở rộng tới toàn bộ khu vực "tuyến đường dầu mỏ", an toàn khu vực sẽ được tiếp tục bảo đảm. Muốn thực hiện mục tiêu này, quân đội hai nước Nhật-Mỹ cần triển khai hợp tác tiếp theo.

Theo đó, Okazaki Hisahiko chỉ ra, mặc dù cơ hội thực hiện quyền tự vệ tập thể của Nhật Bản hầu như đã mất đi, việc cắt giảm ngân sách quốc phòng của Mỹ làm cho dư luận lại nhìn thấy triển vọng này. Lần này, Nhật Bản không thể mất đi cơ hội.

Tàu khu trục tên lửa lớp Kongo, Nhật Bản
Tàu khu trục tên lửa lớp Kongo, Nhật Bản
Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Máy bay tuần tra săn ngầm mới P-1 do Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo
Máy bay tuần tra săn ngầm mới P-1 do Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo
Tàu khu trục Aegis lớp Kongo, Nhật Bản
Tàu khu trục Aegis lớp Kongo, Nhật Bản
* Đề nghị không sao chép lại dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của báo GDVN. Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook
Việt Dũng (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)