Ấn Độ muốn chế tạo tàu sân bay hạt nhân, xây dựng "Trident trên biển"

04/08/2013 07:22
Đông Bình
(GDVN) - Ấn Độ muốn sở hữu 3 cụm chiến đấu tàu sân bay, đang cân nhắc chế tạo tàu sân bay động cơ hạt nhân, vì vai trò trên biển của nó rất lớn.
Tàu sân bay Vikramaditya, Hải quân Ấn Độ, được Nga cải tạo.
Tàu sân bay Vikramaditya, Hải quân Ấn Độ, được Nga cải tạo.

Ngày 1 tháng 8, trang mạng "The Times of India" Ấn Độ đăng bài viết nhan đề "Hướng tới tương lai: Ấn Độ cân nhắc khả năng sở hữu tàu sân bay động cơ hạt nhân".

Bài báo cho rằng, không có gì so được với tàu sân bay chạy ở vùng biển quốc tế thể hiện thực lực của một quốc gia, tàu sân bay có thể điều động máy bay chiến đấu đối phó đối phương "trong nháy mắt". Trong khi đó, tàu sân bay động cơ hạt nhân có thời gian tác chiến dài hơn, cũng có thể làm cho các cuộc tấn công "chí tử" hơn.

Chiếc tàu sân bay do Ấn Độ tự chế tạo đầu tiên (IAC) sẽ hạ thủy tại Công ty TNHH đóng tàu Cochin vào ngày 12 tháng 8 tới, chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên mang tên Arihant không lâu sau cũng sẽ chạy thử. Ấn Độ hiện nay đang nghiên cứu khả năng sở hữu tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp 65.000 tấn trong tương lai.

Trung tướng Hải quân Ấn Độ Dovan vào thứ Năm cho biết, chương trình IAC-II đang tiến hành "nghiên cứu chi tiết" đối với "kích cỡ, kiểu loại của máy bay và hệ thống cất cánh, hệ thống sửa chữa và hệ thống đẩy của tàu sân bay". Ông nói: "Đúng, chúng tôi cũng đang tính tới động cơ hạt nhân. Chúng tôi đang nghiên cứu tất cả các phương án lựa chọn, đồng thời chưa đưa ra quyết định cuối cùng".

Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ mang tên Vikrant
Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ mang tên Vikrant

Tàu sân bay động cơ hạt nhân tồn tại vấn đề chi tiêu khổng lồ, chi phí chế tạo một chiếc tàu sân bay động cơ hạt nhân sẽ dễ vượt trên 10 tỷ USD. Hải quân Hoàng gia Anh đang cải tạo một số tàu sân bay động cơ hạt nhân thành hệ thống động cơ diesel-điện hoặc tuabin khí.

Nhưng, Mỹ sở hữu 11 "siêu tàu sân bay" lớp Nimitz, mỗi chiếc đều là "quái vật khổng lồ" trên 94.000 tấn, do 2 lò phản ứng hạt nhân cung cấp động lực, động lực được cung cấp này đủ để cho tàu sân bay chạy vòng quanh Trái đất và có thể mang theo 80-90 máy bay chiến đấu. Sau khi đưa vào sử dụng tàu sân bay truyền thống đầu tiên vào tháng 9 năm 2012, Trung Quốc cũng đang tính tới tàu sân bay động cơ hạt nhân.

Vì vậy, Hải quân Ấn Độ có thể muốn sở hữu một chiếc tàu sân bay động cơ hạt nhân, và điều này cuối cùng sẽ là một quyết định chính trị cần được tính toán chặt chẽ. Nhưng, Ấn Độ có lập trường kiên định đối với mục tiêu lâu dài sở hữu 3 cụm chiến đấu tàu sân bay. Trung tướng Dovan cho biết: "Mỗi dải bờ biển (phía tây và phía đông) một tàu sân bay, một chiếc tiến hành bảo trì".

Ấn Độ muốn sở hữu 3 cụm chiến đấu tàu sân bay. Trong hình là cụm chiến đấu tàu sân bay USS John C. Stennis CVN-74 của Hải quân Mỹ
Ấn Độ muốn sở hữu 3 cụm chiến đấu tàu sân bay. Trong hình là cụm chiến đấu tàu sân bay USS John C. Stennis CVN-74 của Hải quân Mỹ
* Đề nghị không sao chép lại dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của báo GDVN. Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook
Đông Bình