Ấn Độ đã thấu hiểu chiến thuật "xuất kỳ bất ý" của Trung Quốc?

20/08/2013 09:30
Việt Dũng
(GDVN) - Trong 10 năm qua, TQ tăng cường huấn luyện quân sự ở Tây Tạng, nhưng binh sĩ không phải bản địa và trang bị đều xuất hiện nhiều vấn đề khi triển khai...
Trung Quốc cho quân xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ tuyên bố chủ quyền.
Trung Quốc cho quân xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ tuyên bố chủ quyền.

Tân Hoa xã dẫn bài viết trên trang mạng "Strategy Page" Mỹ ngày ngày 15 tháng 8 cho rằng, Trung Quốc và Ấn Độ đang tiến hành một "cuộc chiến biên giới" có mức độ tương đối thấp, hơn nữa cuộc chiến tranh này phần lớn do chiến thuật "xuất kỳ bất ý" (đánh bất ngờ) của Trung Quốc quyết định. Cuộc chiến tranh này hoàn toàn được gây ra bởi tranh chấp biên giới kéo dài vài chục năm giữa hai bên.

Bài báo dẫn lời chỉ trích của phía Ấn Độ cho rằng, năm 2013, tần suất xuất hiện trên đất của Ấn Độ tại "tuyến kiểm soát thực tế" ở Kashmir của Quân đội Trung Quốc đã tăng mạnh, hơn nữa còn ngăn chặn Ấn Độ thi công đường sắt và đường ô tô ở khu vực mà Quân đội Ấn Độ đã tuần tra mấy chục năm.

Khu vực Kashmir chủ yếu là đồng bằng trên cao nửa sa mạc hóa. Điều này có nghĩa là, xe địa hình có thể chạy xuyên qua rất nhiều khu vực. Đường ô tô ở đó không nhiều, nhưng có không ít đường nhỏ để người dân chăn nuôi, khách du lịch (đi bộ hoặc cưỡi ngựa) và bộ binh tuần tra sử dụng.

Theo bài báo, Trung Quốc sử dụng đặc điểm địa lý này, ra lệnh cho lực lượng tuần tra của họ (đi bộ hoặc ngồi xe, cưỡi ngựa) xâm nhập khu vực tranh chấp, hơn nữa không có lệnh phải rút đi. Phía Ấn Độ lo ngại, do xung quanh "tuyến kiểm soát thực tế" đều là lực lượng vũ trang, nguy cơ xung đột khó tránh khỏi, điều bất trắc đó làm cho Quân đội Ấn Độ rất bực mình.

Binh sĩ Trung Quốc xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ đòi chủ quyền
Binh sĩ Trung Quốc xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ đòi chủ quyền

Bài báo cho biết, Trung Quốc và Ấn Độ đang tiến hành đàm phán về một thỏa thuận mới, nhưng tiến triển chậm chạp. Đồng thời, Quân đội Trung Quốc ở xung quanh "tuyến kiểm soát thực tế" vẫn mạnh. Quan chức Ấn Độ hiểu rõ lịch sử quân sự Trung Quốc đã nhìn ra tình trạng hiện nay: Người Trung Quốc đanh tiến hành tâm lý chiến, tìm cách giành chiến thắng bằng thủ đoạn không phải đổ máu. Đây là tư tưởng tuyên truyền lâu dài của các nhà lý luận quân sự Trung Quốc, tìm cách sử dụng thủ đọan răn đe, dọa nạt để làm suy yếu ý chí của đối phương, từ đó đánh thắng "chiến tranh biên giới".

Theo bài báo, gần đây, Trung Quốc đòi hỏi lãnh thổ của Ấn Độ có giảm đi, nhưng hoàn toàn không từ bỏ những chủ trương này, cũng không chấm dứt chiến thuật bộ binh mang đầy "màu sắc khiêu khích". Khi gặp phải sự phản kháng của binh sĩ Ấn Độ hoặc lực lượng biên phòng, Quân đội Trung Quốc cho rằng họ thực sự ở trong phạm vi lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng họ sẽ rút đi, chứ không giao chiến với đối phương.

Đối với Ấn Độ, nước có ngân sách quốc phòng chỉ bằng 1/3 Trung Quốc, điều này có thể làm giảm mạnh mối lo ngại của họ. Ấn Độ lo ngại, Quân đội Trung Quốc trở nên ngày càng cứng rắn hơn, từ đó gây ra một cuộc chiến tranh mà Ấn Độ chưa có cơ thắng.

Máy bay chiến đấu J-10 của Đại quân khu Thành Đô tiến hành huấn luyện tấn công không đối đất ở Tây Tạng
Máy bay chiến đấu J-10 của Đại quân khu Thành Đô tiến hành huấn luyện tấn công không đối đất ở Tây Tạng

Bài báo chỉ ra, trong 10 năm qua, Trung Quốc luôn tăng cường huấn luyện quân sự ở khu vực Tây Tạng. Tình hình độ cao ở đó sẽ làm cho binh sĩ không phải người Tây Tạng xuất hiện các loại vấn đề. 90% người Trung Quốc sống ở khu vực độ cao thấp đều xuất hiện "phản ứng cao nguyên" ở Tây Tạng, còn người bản địa Tây Tạng sẽ không bị ảnh hưởng.

Trang bị cũng sẽ xuất hiện vấn đề, rất nhiều thiết bị cơ khí và áp suất thủy lực có khả năng không thể hoạt động bình thường ở khu vực Tây Tạng. Phi công và nhân viên bảo trì mỗi lần tiến hành huấn luyện 1-2 tuần ở Tây Tạng, sẽ có thể tích lũy được những kinh nghiệm nhất định. Tranh chấp biên giới với Ấn Độ một khi quyết liệt, Trung Quốc e rằng sẽ nhanh chóng điều máy bay chiến đấu và tiến hành chỉ huy từ Tây Tạng.

Bài báo cho rằng, trong khi đó, sự chuẩn bị của Ấn Độ cho một cuộc chiến tiếp theo ở xung quanh "tuyến kiểm soát thực tế" - khu vực có độ cao lớn so với mực nước biển, còn chưa đủ. Mấy năm qua, tình hình đã thay đổi, nhưng Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế, hơn nữa ưu thế này ít nhất có thể tiếp tục duy trì trong 5 năm tới.

Lực lượng thiết giáp Quân đội Trung Quốc
Lực lượng thiết giáp Quân đội Trung Quốc
* Đề nghị không sao chép lại dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của báo GDVN. Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook
Việt Dũng