Lương giám đốc 2,6 tỷ đồng/năm: Hai kẽ hở để qua mặt cơ quan quản lý

28/08/2013 07:13
Hoàng Lực
(GDVN) - Liên quan đến mức lương cao bất thường của hàng loạt lãnh đạo công ty nhà nước tại TP.HCM, TS Nguyễn Minh Phong chỉ rõ: "Những sai phạm này bắt nguồn từ 2 kẽ hở: thứ nhất là quy định trong điều lệ, thứ hai là quy chế giám sát của doanh nghiệp nhà nước...".
Mới đây, văn phòng UBND TP.HCM ra thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà về việc hàng loạt công ty nhà nước chi lương lãnh đạo cao bất thường và buộc các đơn vị này phải thu hồi toàn bộ số tiền lương chi sai cho UBND TP trước ngày 15/9.

Theo thông báo, 3 đơn vị dính thu hồi toàn bộ tiền lương bao gồm Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị, Công ty TNHH MTV Công trình giao thông Sài Gòn và Công ty TNHH MTV Chiếu sáng công cộng TP.HCM. Nguyên nhân việc thu hồi toàn bộ lương chi sai là do các đơn vị này đã thực hiện trả lương cho lãnh đạo với mức lương lên đến hơn 2 tỷ đồng/năm.

Lương công nhân Công ty thoát nước đô thị chỉ bằng 1/46 lương "sếp" của họ (ảnh minh họa).
Lương công nhân Công ty thoát nước đô thị chỉ bằng 1/46 lương "sếp" của họ (ảnh minh họa).

Cụ thể Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị trong năm 2012, mức lương của giám đốc là 2,6 tỉ đồng/năm (hơn 200 triệu đồng/tháng), Chủ tịch hội đồng thành viên là 1,6 tỷ đồng, kế toán trưởng là 1,67 tỷ đồng, lương của phó giám đốc là 969 triệu đồng. Công ty TNHH MTV Công trình giao thông Sài Gòn, mức lương giám đốc là 856 triệu đồng/năm, lương của Chủ tịch hội đồng thành viên là 853 triệu đồng, lương của phó giám đốc là 584 triệu đồng và lương của tế toán trưởng là 716 triệu đồng.

Còn tại Công ty TNHH MTV Chiếu sáng công cộng TP.HCM, giám đốc có mức lương là 2,2 tỷ đồng/năm, Chủ tịch hội đồng thành viên 2,4 tỷ đồng, phó giám đốc 1,9 tỷ đồng và lương của kế toán trưởng là 1,7 tỷ đồng

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong: "Mức lương như vậy chắc chắn đã cao hơn cả mức lương của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo nhà nước".
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong: "Mức lương như vậy chắc chắn đã cao hơn cả mức lương của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo nhà nước".

Trong khi đó, lương bình quân người lao động mùa vụ của ba đơn vị này chỉ ở mức từ 4 đến 7 triệu đồng/ tháng, bằng 1/41 lần lương lãnh đạo.

Lương giám đốc công ty thoát nước đô thị 2,6 tỷ đồng/năm

Lương giám đốc công ty thoát nước đô thị 2,6 tỷ đồng/năm

Đặng Lê Nguyên Vũ chỉ rõ sức mạnh của người tiêu dùng Việt

Đặng Lê Nguyên Vũ chỉ rõ sức mạnh của người tiêu dùng Việt

Dân FPT gọi TGĐ Bùi Quang Ngọc là nỗi kinh hoàng

Dân FPT gọi TGĐ Bùi Quang Ngọc là "nỗi kinh hoàng"

Để độc giả có góc nhìn đa chiều xung quanh sự việc trên, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Hà Nội.

- Thưa TS Nguyễn Minh Phong, ông nhận định như thế nào về việc lãnh đạo của 3 doanh nghiệp nhà nước tại TP. HCM được nhận mức lương hàng tỷ đồng/năm?

TS Nguyễn Minh Phong: Lỗi lớn ở đây thuộc về chính đơn vị đó và các cơ quan chủ quản vì không phải vô tình mà Phó Chủ tịch TP.HCM quyết định thu hồi thậm chí là kỷ luật những người làm sai.

Quy định thì có nhưng khi người ta vẫn cố tình làm sai thì vẫn để lọt.

Điều này cho thấy đang có những kẽ hở mà các cơ quan quản lý cần phải lấp lại. Thêm vào đó, các đơn vị đứng đầu thực hiện thiếu trách nhiệm xã hội khi coi đơn vị, công ty mình phụ trách như một công cụ kiếm tiền, biến lợi ích xã hội thành lợi ích nhóm, lợi ích trong nhiệm kỳ lợi ích của cá nhân mình. 

Tiếp đó là các vị lãnh đạo này không nghĩ đến trách nhiệm xã hội, sự công bằng xã hội ngay cả trong chính cơ quan đơn vị mình hay trong cùng ngành nghề, đặc biệt giữa hiệu quả làm việc với lương họ nhận. Khi mà thực trạng đô thị TP.HCM vẫn đang ngập lụt nhưng họ vẫn ung dung nhận mức lương cao ngất là không được.

Mức lương trên 2 tỷ đồng/năm như vậy chắc chắn đã cao hơn cả mức lương của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo nhà nước.

- Theo như ông nói thì kẻ hở các cơ quan quản lý cần phải lấp là từ đâu?

TS Nguyễn Minh Phong: Việc vi phạm quản lý kinh tế của doanh nghiệp nhà nước xuất phát từ kế toán trưởng và lãnh đạo các doanh nghiệp cụ thể là giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng thành viên… thể hiện ngay trong quy chế hoạt động của công ty. Ví dụ công ty đưa ra quy chế tính lương của lãnh đạo, lương nhân viên là bao nhiêu.

Nếu quy chế hoạt động, quy chế hoạt động tù mù hoặc họ cố tình làm sai đây là lỗi do người trực tiếp thực hiện. Vì vậy ở đây có 2 kẽ hở: Thứ nhất quy định trong điều lệ, thứ hai là quy chế giám sát của doanh nghiệp nhà nước cụ thể là cơ quan chủ quản cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.

- Việc sai phạm diễn ra từ năm 2012, nhiều người đặt nghi vấn về việc kiểm toán, vì nếu đã kiểm toán sao lại để xảy ra vấn đề này?

TS Nguyễn Minh Phong:
Đã kiểm toán thì không lách được, chỉ có điều là có sự thông đồng giữa kiểm toán và đơn vị đó. Cũng trừ trường hợp là đơn vị hạch toán sai, ví dụ có thể doanh nghiệp trả lương đến như vậy (2.,6 tỷ đồng/năm – PV) nhưng lại chuyển số tiền đó vào các khoản khác. Khi đó phải trình độ cao trong nghiệp vụ mới phát hiện ra, nói chung nếu đơn vị đã cố tình làm sai thì cơ chế quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước hiện nay vẫn rất dễ qua mặt.

- Xin cảm ơn ông!
Hoàng Lực